Tóm tắt Báo cáo SKKN - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

Trong thực tế, đa số các em được gia đình quan tâm nên bản chất của các em rất hiền lành, thật thà. Ở lứa tuổi này khả năng nhận thức của các em tương đối cao, các em có thể phân biệt được hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Bên cạnh đó, có một số em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hay đi làm ăn xa gởi con cho ông bà nội ngoại già yếu, nên việc giáo dục các em chưa được tốt, chủ yếu là dựa vào nhà trường. Đồng thời cũng một phần không nhỏ do ảnh hưởng các yếu tố khách quan như: Môi trường sống, sách báo, phim ảnh,…. không lành mạnh. Các em chưa ngoan, chưa lễ phép, còn vô lễ với người lớn tuổi, dẫn đến tình trạng đạo đức của các em dần dần bị sa sút. Trước những thực trạng nêu trên, tôi mong muốn đến cuối năm học các em đều ngoan ngoãn, lễ phép. Vì thế tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em không chỉ học giỏi mà còn là những người con hiếu thảo, ngoan ngoãn cụ thể như sau: Giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi cần lựa chọn những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học. Chẳng hạn như khi dạy bài: “Kính già, yêu trẻ”

Hoạt động 1: Quan sát mẫu các hành vi.

+ Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại mẫu chuyện, mẫu hành vi đã chuẩn bị.

+ Bước 2: Cho học sinh nhận xét lại phần đóng vai.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm các câu hỏi sau (Thực hiện trên mảnh ghép).

+ Các bạn học sinh trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?. Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?. Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ trong truyện?. Qua câu chuyện em rút ra được điều gì?

doc 3 trang Diệu Anh 29/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Báo cáo SKKN - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Báo cáo SKKN - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

Tóm tắt Báo cáo SKKN - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 MỸ PHƯỚC A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


Mang Thít, ngày 24 tháng 5 năm 2023
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
	1. Thông tin sơ lược:
	- Họ và tên tác giả: Phạm Văn Thuần
	- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Tiểu học Mỹ Phước A.
	- Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp 5.
- Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5”. 
	- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
2. Nội dung sáng kiến: 
 a) Tóm tắt sáng kiến: 
Trong thực tế, đa số các em được gia đình quan tâm nên bản chất của các em rất hiền lành, thật thà. Ở lứa tuổi này khả năng nhận thức của các em tương đối cao, các em có thể phân biệt được hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Bên cạnh đó, có một số em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, hay đi làm ăn xa gởi con cho ông bà nội ngoại già yếu, nên việc giáo dục các em chưa được tốt, chủ yếu là dựa vào nhà trường. Đồng thời cũng một phần không nhỏ do ảnh hưởng các yếu tố khách quan như: Môi trường sống, sách báo, phim ảnh,. không lành mạnh. Các em chưa ngoan, chưa lễ phép, còn vô lễ với người lớn tuổi, dẫn đến tình trạng đạo đức của các em dần dần bị sa sút. Trước những thực trạng nêu trên, tôi mong muốn đến cuối năm học các em đều ngoan ngoãn, lễ phép. Vì thế tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em không chỉ học giỏi mà còn là những người con hiếu thảo, ngoan ngoãn cụ thể như sau: Giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi cần lựa chọn những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học. Chẳng hạn như khi dạy bài: “Kính già, yêu trẻ”
* Hoạt động 1: Quan sát mẫu các hành vi.
+ Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại mẫu chuyện, mẫu hành vi đã chuẩn bị.
+ Bước 2: Cho học sinh nhận xét lại phần đóng vai.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm các câu hỏi sau (Thực hiện trên mảnh ghép).
+ Các bạn học sinh trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?. Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?. Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ trong truyện?. Qua câu chuyện em rút ra được điều gì?
* Hoạt động 3: Vận dụng.
- Tôi cho học sinh theo dõi nhau như: Bạn mình có lễ phép, có chào hỏi người lớn tuổi không, có biết giúp đỡ người già và em nhỏ khi gặp khó khăn không,..
- Cần sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy đạo đức cho học sinh : Sử dụng tranh ảnh, cho học sinh quan sát một cách triệt để. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học tự làm như: Thẻ từ, bảng cài, khăn trải bàn, mảnh ghép, mạng ý nghĩa, sơ đồ tư duy,
- Tôi giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác: Đây là hình thức giáo dục rất quan trọng. Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học đạo đức mà có thể nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các môn học.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh cần dựa vào các hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh các kiến thức chuẩn mực và hành vi đạo đức: Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, nêu lên những gương người tốt, việc tốt để các em học tập và noi theo và thông qua các buổi sinh hoạt đội. Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức cho các em. Phong trào nuôi heo đất nhằm giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm để làm những việc có ích.
- Tôi kết hợp với các môi trường giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh như: kết hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, cộng đồng,... Bằng các hình thức tổ chức: họp phụ huynh, thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh,.
- Tôi cần tích cực không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá học sinh theo hướng định tính một cách khách quan và công bằng. Thường xuyên khen ngợi, động viên và khích lệ học sinh trong học tập.
b) Tính mới: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp các lực lượng trong môi trường giáo dục. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Luôn đặt học sinh là trung tâm của tiết dạy, tôi là người tổ chức hướng dẫn sau cho học sinh tự phát huy tính tích cực và chuẩn bị hình thành được thói quen đạo đức của mình. Bản thân tôi phải là một tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức để học sinh học tập và noi theo. Tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp. Luôn lấy những câu chuyện, tấm gương gần gũi với học sinh hoặc của chính gia đình học sinh để giúp bài học thêm phong phú, sống động đối với các em làm cho các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tôi luôn coi trọng việc phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho các em.
c) Hiệu quả: Sau một thời gian “ thực nghiệm”, thầy trò chúng tôi đã gặt hái được thành công, kết quả cuối năm lớp tôi đã đạt 100% hoàn thành tốt năng lực và phẩm chất. Lớp tôi đã đạt nhiều học sinh hoàn thành tốt, ngoan ngoãn, lễ phép. 
d) Phạm vi áp dụng: Với những biện pháp và cách làm như trên, bản thân thiết nghĩ các đồng nghiệp trong trường, trong huyện Mang Thít, cũng có thể vận dụng có hiệu quả trong dạy học môn đạo đức. Bởi vì cách làm này trên thực tế các giáo viên đều có đủ điều kiện để thực hiện và phù hợp với từng đối tượng của tất cả học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
3. Quyết định công nhận sáng kiến ở cơ sở:
Quyết định số 54/QĐ_MPA, ngày 05/05/2023 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Mỹ Phước A về việc công nhận Sáng kiến đạt cấp trường năm học 2022 - 2023.
	4. Tài liệu kèm theo chứng minh cho báo cáo (nếu có).
	5. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền: 
Tôi xin cam kết báo cáo sáng kiến là kinh nghiệm thực tế của bản thân tại trường Tiểu học Mỹ Phước A. Bản thân không sao chép hay vi phạm bản quyền của tác giả khác./.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Hiệu trưởng
Võ Văn Giàu
Tác giả sáng kiến
Phạm Văn Thuần

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Mang Thít, ngày .... tháng ..... năm 2023
CHỦ TỊCH
Lê Thành Phương

File đính kèm:

  • doctom_tat_bao_cao_skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc.doc