SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Đạo đức ở lớp 1
Sinh thời Bác Hồ từng nói.
“Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Có thể nói rằng đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác với chúng ta. Vì vậy giáo dục đạo đức là mặt giáo dục xã hội cần phải quan tâm. Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy môn học đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm cần thiết của mỗi người giáo viên.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Đạo đức ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Đạo đức ở lớp 1

học, cùng chơi cho nên cần phải cư xử tốt với bạn bè. Tiết 2 Hoạt động 2: Thi vẽ tranh về chủ đề “bạn bè” 1. Mục tiêu 1 .Kiến thức: Trẻ em có quyền được vui chơi có quyền được kết giao bạn bè. 2.Kĩ năng: Học sinh biết yêu quý, đoàn kết 3. Thái độ: Học sinh tôn trọng bè bạn cùng giúp đỡ nhau trong học tập II. Cách tiến hành Giáo viên yêu cầu vẽ tranh về bè bạn, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 4 bạn thời gian vẽ tranh 5 phút. - Học sinh vẽ tranh về những người bạn của mình - Học sinh trưng bày tranh lên bảng, cả lớp cùng xem và nhận xét - Giáo viên nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các nhóm III. Giáo viên kết luận Trẻ em có quyền đuợc vui chơi có quyền được kết giao bạn bè. Bài 11. Đi bộ đúng quy định Tiết 1 Hoạt động 1: Thi tô màu phần đường được phép đi bộ( bài tập 1) 1. Mục tiêu 1 .Kiến thức: Học sinh phân biệt được phần đường quy định ở những đường giao thông khác nhau. 2. KĨ năng: Học sinh thực hiện đi bộ đúng quy đinh trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luận định. II. Cách tiến hành Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử đại diện 2 học sinh tham gia tô màu ở các tranh 1, tranh 2. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 2 bức tranh các nhóm thi tô màu vào các phần đường được phép đi bộ. - Các nhóm tham gia thi - Học sinh trưng bày tranh - Học sinh các nhóm nhận xét - Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh III.Giáo viên kết luận Đi bộ đúng quy định là đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải. Tiết 2 Hoạt động 3: Trò chơi “ Đèn xanh đèn đỏ” I. Mục tiêu 1 .Kiến thức: Học sinh phải đi bộ trên vỉa hè nếu không có vỉa hè phải đi sát lề đường. 2. Kĩ năng: Học sinh biết cách đi đúng phần đường quy định 3. Thái độ: Học sinh có thái độ đi đúng phần đường của mình đế đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người II. Cách tiến hành - Giáo viên vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn học sinh vào các nhóm: Người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, xe đạp. - Học sinh có thể đeo biển vẽ hình ô tô trên ngực hoặc trên đầu. - Giáo viên phố biến luật chơi: Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường. Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch còn người đi bộ và xe của tuyến đường xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt. - Học sinh tiến hành trò chơi. - Cả lớp nhận xét khen những bạn đi đúng quy định. III. Giáo viên kết luận Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Bài 12. Cảm ơn và xin lỗi Tiết 1 Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai 1. Mục tiêu 1 .Kiến thức: Học sinh hiểu cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi 2. Kĩ năng:Học sinh biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. 3. Thái độ:Học sinh có thái độ tôn trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II. Cách tiến hành - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm 1: Lan bút bị hết mực. Hà cho Lan mượn bút. Lan: Tớ cảm ơn bạn. - Nhóm 2 Hùng làm vỡ bình hoa của lớp Cô giáo: Ai làm vỡ bình hoa vậy? Hùng: Thưa cô em xin lỗi cô ạ. - Học sinh thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm. III. Giáo viên kết luận Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi khi làm phiền người khác. Tiết 2 Hoạt động 2. Trò chơi “ Ghép hoa” 1. Mục tiêu 1 .Kiến thức. Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. 2. Kĩ năng. Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. 3. Thái độ. Tôn trọng những người xung quanh. II. Cách tiến hành - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa (một nhị hoa ghi từ “ Xin lỗi” và một nhị hoa ghi từ “cảm ơn”) và các hoa (trên đó có ghi những tình huống khác nhau). - Giáo viên nêu yêu cầu ghép hoa. - Học sinh làm việc theo nhóm: Lựa chọn những cánh hoa có ghi tình huống cần nói lời cảm ơn và ghép với nhị hoa có ghi từ “ cảm ơn” để làm thành bông hoa cảm ơn. Đồng thời cũng tương tự như vậy làm thành bông hoa xin lỗi. - Các nhóm học sinh trình bày sản phẩm của mình. - Các nhóm nhận xét chéo. - Giáo viên nhận xét. III. Giáo viên kết luận - Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Bài 13. Chào hỏi và tam biêt Tiết 1 Hoạt động 1: Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi”. 1. Mục tiêu 1 .Kiến thức. Học sinh hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. 2. Kĩ năng. Học sinh biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. 3 . Thái độ. Học sinh có thái độ tôn trọng mọi người. II. Cách tiến hành - Giáo viên hướng dẫn. - Học sinh đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. - Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống đế học sinh đóng vai chào hỏi. - Sau khi học sinh thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống, người điều khiển hô “ chuyển dịch”. Khi đó vòng tròn trong đứng im, còn tất cả những người ở vòng tròn ngoài bước sang bên phải một bước, làm thành những đôi mới. Người điều khiển tiếp tục đưa ra tình huống chào hỏi mới, học sinh đóng vai chào hỏi trong tình huống mới cứ như thế trò chơi tiếp tục. - Giáo viên nhận xét. III. Giáo viên kết luận Học sinh hiếu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Tiết 2 Hoạt động 3. Trò chơi sắm vai I.Mục tiêu 1 .Kiến thức. Học sinh hiểu khi nào cần chào hỏi và tạm biệt. 2. Kĩ năng. Học sinh biết cách chào hỏi và tạm biệt khi cần thiết. 3. Thái độ.Biết chào hỏi và tạm biệt đúng. II. Cách tiến hành - Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm tham gia đóng vai ở trong mỗi nhóm sẽ cử đại diện ba bạn lên tham gia trong các tình huống ở tranh 1, tranh 2 của bài tập 2 - Thời gian thảo luận ba phút để chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Giáo viên nhận xét. III. Giáo viên kết luận Cần chào hỏi khi gặp gỡ tạm biệt khi chia tay. Bài 14. Bảo vệ hoa và cây hoa noi công cộng Tiết 1 Hoạt động 2.Trò chơi mặt mếu mặt cười I. Mục tiêu 1 .Kiến thức. Học sinh hiểu cần bảo vệ hoa và cây hoa nơi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp làm cho không khí trong lành... 2. Kĩ năng. Học sinh thực hiện được những quy định về bảo vệ hoa và cây hoa nơi công cộng. 3. Thái độ. Học sinh có thái độ tôn trọng yêu quý hoa và cây hoa nơi công cộng. II. Cách tiến hành. - Giáo viên chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm giáo viên sẽ phát một mặt mếu và một mặt cười. - Giáo viên phố biến luật chơi trong các tình huống mà cô đưa ra ở bài tập 3 nếu các con đồng ý ở bức tranh nào thì con giơ mặt cười nếu không đồng ý thì con giơ mặt mếu, tổ nào giơ đúng và chính xác tổ đó sẽ chiến thắng. - Học sinh tham gia hăng hái. - Giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm. III. Giáo viên kết luận cần bảo vệ hoa và cây hoa noi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp làm cho không khí trong lành. Tiết 2 Hoạt động 3. Thi vẽ tranh bảo vệ cây, hoa I.Mục tiêu 1. Kiến thức.Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng các em cần trồng cây, tưới cây.. .mà không được làm hại, cây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành... 2. Kĩ năng.Học sinh biết bảo vệ hoa và cây nơi công cộng 3. Thái độ. Học sinh có thái độ tôn trọng yêu quý hoa và cây hoa nơi công cộng II. Cách tiến hành - Giáo viên yêu cầu kể về một việc mình đã , muốn làm để bảo vệ hoa, cây xanh nơi công cộng và từ việc làm đó các con vẽ thành một bức tranh(vẽ tự do). - Thời gian 5 phút - HS tham gia thi, hs trưng bày tranh của mình trên bảng, trên tường xung quanh lớp học. - Lớp xem tranh của các bạn, có thể chọn những bức tranh có ý nghĩa nhất. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương sự cố gắng của các em. III. Giáo viên kết luận Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng các em cần trồng cây, tưới cây.. .mà không được làm hại, cây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành. CHƯƠNG III. TỔ CHỨC DẠY THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Mục đích thực nghiệm Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học đề ra trên cơ sở đối chiếu kết quả học tập của học sinh ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. II. Nội dung thực nghiệm. Nghiên cứu trò chơi dạy học các bài đạo đức ở lớp 1 III. Tiến hành thực nghiệm. 1. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. 2. Lựa chọn nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tôi lựa chọn lớp 1A3 làm lớp dạy thực nghiệm và lớp 1A4 là lớp dạy đối chứng. 3. Tiến hành thực nghiệm - Tại lớp thực nghiệm: Tổ chức các trò chơi theo đề xuất của đề tài. - Tại lớp đối chứng: Các tiết học được tiến hành bình thường, giáo viên sử dụng các tài liệu của bộ GD& ĐT ban hành. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 10 / 08/ 2018 đến 31 / 03/ 2019. IV. Đánh giá kết quả thực nghiệm 1. Đánh giá kết quả. Kết luận: kết quả học tập môn đạo đức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối với chứng ở cả ba mặt tri thức - thái độ kĩ năng, hành vi. 2. Kết luận chung về thực nghiệm Kiểm tra kết quả đầu vào: *Lớp 1A3: sĩ số 30 học sinh. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi - Nghe GV giảng và trả lời câu hỏi x - Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi x - Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó x - Chơi trò chơi học tập x - Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng x - Tù đưa ra vấn đề mà em quan tâm x - Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em x Lớp 1A4: sĩ số 30 học sinh. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi - Nghe GV giảng và trả lời câu hỏi x - Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi x - Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó x - Chơi trò chơi học tập x - Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng x - Tù đưa ra vấn đề mà em quan tâm x - Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em x Qua kết quả kiểm tra đầu vào thực nghiệm tôi thấy trình độ HS của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau Kiểm tra kết quả đầu ra: * Lớp 1A3: sĩ số 30 học sinh. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi - Nghe GV giảng và trả lời câu hỏi x - Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi x - Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó x - Chơi trò chơi học tập x - Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng x - Tù đưa ra vấn đề mà em quan tâm x - Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em x Lớp 1A4: sĩ số 30 học sinh. Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi - Nghe GV giảng và trả lời câu hỏi x - Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi x - Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó x - Chơi trò chơi học tập x - Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng x - Tù đưa ra vấn đề mà em quan tâm x - Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học x - Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em x Sau khi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm, kết quả học tập ở môn đạo đức cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ tính hợp lí và tính khả thi của các trò chơi được thiết kế phù hợp cho các bài đạo đức lớp 1. Như vậy, giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh, mục đích thực nghiệm đã hoàn thành. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận 1. Về cơ sở lí luận Tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập môn đạo đức đã đạt được một số kết quả nhất định cụ thể. Học sinh đã ghi nhớ dễ dàng, các kiến thức cần ghi nhớ ở từng nội dung trò chơi đã minh họa một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, HS đã có khả năng tự quyết định cho mình các ứng sử đúng phù hợp với những hành động học tập cũng như các hoạt động tập thể khác. 2. Về cơ sở thực tiễn Đề tài đã làm sáng tỏ nhận thức thái độ hành vi. Qua đó HS đã biết cách thể hiện hành vi đúng ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các trò chơi HS đã được luyện tập những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức, khả năng giao tiếp giữa HS với giáo viên, giữa các em với nhau. Các em đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. 3. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài đã thiết kế được 28 trò chơi Bài 1: Trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên” “Thi múa hát về mái trường” Bài 2: Trò chơi “Mặt mếu mặt cười” “Thi kể về việc thức ăn mặc sạch sẽ gọn gàng” Bài 3: “Thi tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập” “Thi sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất” Bài 4: “Trò chơi” “Đổi nhà”, “Trò chơi sắm vai” Bài 5: “Trò chơi sắm vai”, trò chơi nếu thì” Bài 6: “Thi chào cờ” “thi vẽ tranh” Bài 7: Trò chơi “ Sắm vai theo tranh” trò chơi “ Sắm vai theo tình huống” Bài 8: “ Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ” “ Trò chơi mặt mếu mặt cười” Bài 9: “ Trò chơi sắm vai” “ Thi kể chuyện về một bạn biết lễ phép vâng lời thầy cô giáo” Bài 10: “ Trò chơi tặng hoa” “ Thi vẽ tranh về chủ đề bạn bè” Bài 11: “ Thi tô màu phần đường được phép tô đi bộ” trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ” Bài 12: “ Trò chơi sắm vai” trò chơi “ Ghép hoa” Bài 13: Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” trò chơi “ Sắm vai” Bài 14: Trò chơi “ Mặt mếu mặt cười” “ Thi vẽ tranh bảo vệ cây, hoa” 4. Về thực nghiệm sư phạm Đề tài tổ chức thực nghiệm sư phạm về vận dụng hai trò chơi qua bài thực nghiệm đạo đức. Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. Điều đó chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài được chứng minh. II.Kiến nghị. 1. Kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường Các nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên dạy đạo đức có thời gian giảng dạy các tiết ngoại khóa, vì đây là sân chơi rất bổ ích cho hoạt động tập thể. Ban giám hiệu các trường mạnh dạn mua sắm máy chiếu để giáo viên giảng dạy và thiết kế, áp dụng các trò chơi đạo đức nói riêng và trò chơi bộ môn khác nói chung vào thực tiễn dạy học ở nhà trường nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 2. Kiến nghị với các giáo viên trong nhà trường Thường xuyên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn đạo đức ở lớp. Thường xuyên đầu tư thời gian nghiên cứu chương trình đạo đức lớp mình dạy để đưa ra kế hoạch làm đồ dung phục vụ cho các trò chơi trong dạy học. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng tìm đọc những tài liệu dạy học của bộ môn cũng như học hỏi từ đồng nghiệp.Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm và đã được đóng góp xây dựng của các bạn đồng nghiệp.Tuy nhiên đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi hơn.
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_tro_choi_vao_day_hoc_mon_dao_duc_o.docx