SKKN Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo Đức
Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên. Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy. Một trong những cách để phát huy hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm . Với mỗi môn học khác nhau, người giáo viên có thể vận dụng các phương pháp thảo luận nhóm khác nhau.
Môn Đạo đức ở tiểu học là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức cho học sinh, góp phần tích cực vào sự hình thành ý thức, thái độ đạo đức ở học sinh, từ đó định hướng cho các em thực hiện hành vi đạo đức. Nội dung của môn Đạo đức ở tiểu học là các chuẩn mực hành vi đạo đức, được thể hiện qua các bài đạo đức. Để giới thiệu được cho học sinh nội dung của môn Đạo đức đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học thích hợp, trong đó thảo luận nhóm giữ một vị trí quan trọng.
Học sinh lớp 5 đã được hình thành kinh nghiệm đạo đức qua tiếp thu các chuẩn mực hành vi đạo đức từ lớp 1 đến lớp 4. Học sinh lớp 5 có kinh nghiệm học tập phong phú hơn, các em đã có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác cao hơn. Chính vì vậy, vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình thành kinh nghiệm đạo đức cho các em càng nổi bật rõ hơn. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm là không thể phủ nhận trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học song trong thực tế còn nhiều giáo viên tiểu học chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học này. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong vận dụng hoặc chưa vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Đạo đức nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng.
Từ những tiền đề lý luận và thực tiễn như đã trình bày, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo đức lớp 5”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo Đức

g hết cả răng. Bao giờ kiếm được tiền lương đầu tiên, cháu sẽ biếu bà để bà làm lại hàm răng”. + Con suy nghĩ gì về lời nói của Lâm? Tình huống 4: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. + Bao giờ thì con có thể bảy tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa trước ông bà cha mẹ? Kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm thu được khi tiến hành hai bài dạy có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm thể hiện như sau: A/ Kết quả đầu vào a. Về mặt ý thức Tôi đưa ra các câu hỏi và những gợi ý trả lời để học sinh lựa chọn. Các câu trả lời của học sinh được đánh giá, cho điểm bằng cách như sau: Trả lời đúng: 1 điểm; trả lời sai: 0 điểm. Mức điểm tối đa ở phần này là 6 điểm. Kết quả cụ thể của 2 lớp như sau: Điểm Lớp t hực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng điểm số 6 1 6 1 6 5 4 20 6 30 4 9 36 9 36 3 17 51 14 42 2 10 20 9 18 1 3 3 3 3 0 1 0 1 0 Tổng 45 136 43 135 số Điểm 3,02 3,14 TB Bảng 7: Kết quả kiểm tra đầu vào về mặt ý thức bài Đạo đức 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau khi đánh giá bằng cách cho điểm các bài rồi cộng tổng lại, tôi đã tính điểm trung bình của các lớp theo công thức: Trong đó: : là điểm trung bình của mỗi lớp : là tổng số điểm : là tổng số bài Phần này, tôi đặt mức điểm tối đa là 6, nên sau khi quy đổi sang thang điểm 10 để phân loại, có kết quả như sau: Loại Giỏi: điểm 6 Loại Khá: điểm 4-5 Loại TB: điểm 3 Loại Yếu: điểm 2-1-0 Kết quả thu được cho thấy: Lớp thực nghiệm: điểm trung bình đầu vào là: 3,02 trong đó có một em đạt điểm 6 (2,02%); 4 em đạt điểm 5 và 9 em đạt điểm 4 (28,28%), tức là trước khi học hai bài đạo đức đó số học sinh này đã nắm vững tri thức đạo đức. Có 17 em đạt điểm 3 (37,77%); 14 em đạt điểm dưới mức trung bình (31,11%). Như vậy, trước khi học ở lớp thực nghiệm vẫn còn nhiều em chưa nắm chắc được tri thức. Lớp đối chứng kiểm tra trung bình kiểm tra đầu vào là 3,14 cao hơn kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm. Trong đó có 2,32% số học sinh xếp loại giỏi; 34,88% số học sinh xếp loại khá; 32,55% số học sinh xếp loại trung bình và số học sinh đạt dưới mức trung bình là 13 em, ứng với 30,23%. Trước khi học 2 bài đạo đức đó số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp đối chứng cao hơn ở lớp thực nghiệm, chứng tỏ số học sinh lớp đối chứng nắm được tri thức đạo đức là nhiều hơn lớp thực nghiệm. Mức điểm dưới trung bình của 2 lớp là ngang nhau. Kết quả kiểm tra cho thấy trình độ học sinh của 2 lớp trước khi học 2 bài đạo đức là tương đương. b. Về mặt thái độ: Câu hỏi kiểm tra ở đây được đưa ra dưới dạng đánh dấu vào cột phù hợp. Chúng tôi có đưa ra 6 phát biểu, với từng phát biểu học sinh chỉ được dấu vào một cột. Các câu trả lời của học sinh được đánh giá cho điểm với số điểm tối đa là 12, trong đó mỗi phát biểu nếu học sinh trả lời hợp lý được 2 điểm; không hợp lý (sai): 0 điểm; còn phân vân (không rõ) được 1 điểm. Kết quả cụ thể của 2 lớp được thống kê ở Bảng 8: Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 12 2 24 3 36 11 1 11 0 0 10 7 70 6 60 9 3 27 2 18 8 4 32 2 16 7 2 14 5 35 6 4 24 6 36 5 6 30 5 25 4 5 20 4 16 3 6 18 7 21 2 2 4 1 2 1 2 2 1 1 0 1 0 1 0 Tổng 45 276 43 266 số Điểm 6,13 6,18 TB Bảng 8: Kết quả kiểm tra đầu vào về mặt thái độ đạo đức bài 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Công thức tính điểm trung bình giống như ở phần trên. Nhưng mức xếp loại thì có khác: Giỏi: Điểm 11; 12 Khá: Điểm 8; 9; 10 Trung bình: Điểm 6; 7 Yếu: Điểm 5: 4; 3; 2; 1; 0 Lớp thực nghiệm có 6,67% học sinh đạt loại giỏi, 31,11% học sinh đạt loại khá; 13,33% học sinh đạt loại trung bình, và mức dưới trung bình là 48,89%. Như vậy, trước khi học 2 bài đạo đức này, lớp thực nghiệm có 37,78% số học sinh có thái độ tương đối rõ ràng với chuẩn mực đạo đức. Điểm trung bình đầu vào của lớp thực nghiệm là 6,13. Lớp đối chứng có 6,98% học sinh đạt loại giỏi; 23,25% học sinh đạt loại khá; 25,58% học sinh loại trung bình và 44,19% ở mức dưới trung bình. Điểm trung bình là 6,18. Như vậy trước khi học bài, thái độ đối với chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh 2 lớp là tương đương. c. Về xu hướng hành vi: Câu hỏi kiểm tra được đưa ra dưới dạng tình huống đạo đức. Đối với mỗi tình huống, chỉ đánh dấu vào 1 ô phù hợp. Căn cứ đánh giá ở phần này giống như ở phần ý thức. Điểm tối đa ở phần này là 4. Kết quả cụ thể như sau: Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 4 4 16 5 20 3 13 39 9 27 2 14 28 17 34 1 9 9 8 8 0 5 0 4 0 Tổng 45 92 43 89 số Điểm 2,04 2,06 TB Bảng 9: Kết quả kiểm tra đầu vào về xu hướng hành vi đạo đức bài 4+5 của lớp thực nghiệm và đối chứng. Công thức tính điểm trung bình giống như ở 2 phần trên. Còn việc xếp loại thì như sau: Giỏi: Điểm 4 Khá: Điểm 3 Trung bình: Điểm 2 Yếu: Điểm 1; 0 Có xếp loại như vậy là do tôi tính điểm tối đa là 4 tương ứng với điểm 10 của tiểu học hiện nay. ở lớp thực nghiệm, điểm trung bình kiểm tra đầu vào là 2,04; trong đó có 8,89% học sinh đạt loại giỏi, 28,89% học sinh đạt loại khá. Học sinh đạt loại trung bình và dưới trung bình là 31,11%. ở lớp đối chứng có 11,62% học sinh đạt loại giỏi; 20,93% học sinh đạt loại khá, 39,53% học sinh đạt loại trung bình và 27,9% học sinh ở mức dưới trung bình. Kết quả trên cũng cho thấy rằng xu hướng hành vi của 2 lớp là tương đương nhau. B/ Kết quả đầu ra Sau khi học sinh 2 lớp học xong bài đạo đức 4+5, tôi tiến hành kiểm tra đầu ra. Câu hỏi kiểm tra và cách đánh giá xếp loại giống như ở phần kiểm tra đầu vào. Việc kiểm tra cũng được chia thành 3 mặt: ý thức, hành vi, thái độ. Về mặt ý thức: Điểm Lớp th ực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 6 14 84 8 48 5 17 85 9 45 4 7 28 11 44 3 5 15 10 30 2 2 4 4 8 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 Tổng 45 216 43 176 số Điểm 4,8 4,09 TB Bảng 10: Kết quả kiểm tra đầu ra về mặt ý thức đạo đức của 2 bài 4+5 ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, điểm trung bình kiểm tra đầu ra là 4,8; cao hơn so với điểm trung bình đầu vào (3,02). 31,11% học sinh đạt loại giỏi, loại khá là 53,33%, trung bình là 11,11% và loại yếu chỉ còn 4,45%. Ở lớp đối chứng, điểm trung bình đầu ra là 4,09; có 18,61% học sinh đạt loại giỏi; 46,51% học sinh đạt loại khá, 23,26% học sinh đạt loại trung bình và 11,62% học sinh ở mức dưới trung bình. Từ kết quả trên cho thấy, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm với sự kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với môn đạo đức lớp 5 đã giúp học sinh tự củng cố được tri thức, kỹ năng, có thái độ đối với chuẩn mực hành vi đạo đức; chuẩn mực hành vi đạo đức được hình thành rõ nét. Về mặt thái độ Kết quả như sau: Điểm Lớp t hực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 12 7 84 5 60 11 4 44 3 33 10 6 66 5 50 9 5 45 4 36 8 6 48 4 32 7 5 35 7 49 6 4 24 3 18 5 4 20 3 15 4 3 12 4 16 3 1 3 4 12 2 0 0 1 2 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 45 375 43 323 số Điểm 8,33 7,51 trung bình Bảng 11: Kết quả kiểm tra đầu ra về mặt thái độ đạo đức ở bài 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Tôi phân loại học sinh theo các mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Kết quả kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm như sau: 22,44% học sinh đạt loại giỏi; 37,78% học sinh đạt loại khá, 20% học sinh đạt loại trung bình và dưới mức trung bình là 17,78%. Điểm trung bình ở đây là 8,33; cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm. ở lớp đối chứng có 18,6% học sinh đạt loại giỏi; 30,53% đạt loại khá, 23,26% loại trung bình và dưới trung bình là 27,91%. Điểm trung bình là 7,15. Kết quả trên cho thấy hiệu quả dạy học đối với lớp đối chứng thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Như vậy vận dụng phương pháp thảo luận nhóm đã góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục hoạt động có thái độ rõ ràng với chuẩn mực đạo đức. Về xu hướng hành vi: Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 4 22 88 10 40 3 18 54 15 45 2 5 10 12 24 1 0 0 5 5 0 0 0 1 0 Tổng 45 152 43 114 số Điểm 3,38 2,65 trung bình Bảng 12: Kết quả kiểm tra đầu ra về xu hướng hành vi đạo đức bài 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Thực tế cho thấy ở lớp thực nghiệm có 48,89% học sinh đạt giỏi; 40% học sinh loại khá; như vậy số học sinh khá giỏi ở lớp thực nghiệm đã tăng lên khá nhiều so với trước khi thực nghiệm. Điểm trung bình ở lớp này là 3,38. Trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ 23,25% học sinh đạt loại giỏi; 34,89% học sinh đạt loại khá. Kết quả trên cho thấy kết quả dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nhiều. Qua việc kiểm tra đầu vào và đầu ra khi tiến hành thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học đạo đức lớp 5, tôi đã rút ra được kết luận: Phương pháp thảo luận nhóm đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức, giúp học sinh tự phát hiện được tri thức, tự củng cố được kỹ năng, có thái độ rõ ràng với chuẩn mực hành vi đạo đức và làm cho chuẩn mực hành vi đạo đức được hình thành trở nên sâu sắc, bền vững hơn. Kết luận Việc dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả thu được đã giúp tôi rút ra 1 số kết luận sau: a/ Về khả năng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 5 Từ việc phân tích lý luận đến thiết kế bài giảng thực nghiệm và cuối cùng là tiến hành dạy thực nghiệm, chúng ta đã thấy rõ hiệu quả phong phú của phương pháp thảo luận nhóm. Qua 2 bài đạo đức “Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn” và “Làm vui lòng ông bà cha mẹ” đã hình thành cho học sinh ý thức, thái độ, tình cảm đạo đức cũng như các hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức được học. Học sinh lĩnh hội bài, đánh giá hành vi hay giải quyết tình huống một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi, tự nhiên, không gò ép. Học sinh sẽ tự lập luận, lý giải, trao đổi thảo luận với nhau, với các nhóm và rút ra kết luận cần thiết, thiết thực cho bản thân mình. b/ Về hiệu quả dạy học thực nghiệm vận dụng thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 5 Kết quả dạy học thực nghiệm như tôi đánh giá ở trên cho thấy việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm không những có tác dụng tốt đến dạy học môn đạo đức lớp 5 mà còn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và hình thành tốt ở các em ý thức, thái độ đạo đức cũng như hành vi đạo đức nói riêng. Nói cách khác, hiệu quả dạy học thực nghiệm cao hơn bình thường. Khi giáo viên vận dụng thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 5, lớp học sôi nổi hẳn lên, học sinh hào hứng, tích cực học tập và trở nên bạo dạn hơn. Hơn thế nữa, chuẩn mực hành vi đạo đức hình thành cho học sinh được bền vững hơn, phong phú hơn, học sinh dễ nhớ và nhớ nhanh hơn so với dạy học bình thường. Điều này chứng tỏ rằng nếu thảo luận nhóm được vận dụng trong dạy học đạo đức lớp 5 một cách hợp lý với sự phối hợp cùng các phương pháp khác thì hiệu quả dạy học môn đạo đức lớp 5 sẽ được nâng lên. Vì vậy, việc đưa thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 5 là hợp lý và cần thiết. Kết luận Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài, cho phép tôi rút ra một số kết luận sau: Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp đặc biệt trong hệ phương pháp tích cực. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành các tri thức: thái độ, tình cảm đạo đức cũng như các hành vi đạo đức cho trẻ. Trong khi đó, 3 nhiệm vụ mà môn đạo đức ở tiểu học đặt ra hiện nay chưa được giải quyết thoả đáng. Các phương pháp dạy học đạo đức phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ của môn học được thực hiện qua 2 tiết học ở từng bài sao cho hợp lý là điều rất quan trọng. Thảo luận nhóm với đặc trưng, tác dụng của nó trong việc hình thành cho trẻ chuẩn mực hành vi đạo đức, có thể sử dụng trong dạy học đạo đức ở cả tiết 1 và tiết 2 với tư cách là phương pháp đặc biệt trong hệ phương pháp tích cực. Việc đưa thảo luận nhóm, có phối hợp với các phương pháp dạy học khác vào dạy học đạo đức ở tiểu học là điều rất hợp lý. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và thảo luận nhóm cho thấy phương pháp thảo luận nhóm có khả năng vận dụng trong dạy học đạo đức lớp 4. Tuy nhiên, khi vận dụng thảo luận nhóm vào dạy học đạo đức cần có sự phối hợp với các phương pháp dạy học khác và phải tổ chức theo cách hợp lý. Học sinh ở lớp thực nghiệm theo đề tài bước đầu đã hình thành được tri thức, thái độ, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức theo chuẩn mực đạo đức. Các em rất hào hứng, tích cực tham gia thảo luận nhóm. Như vậy thảo luận nhóm khi được vận dụng vào dạy học môn đạo đức lớp 5 đã hoàn toàn đạt được mục tiêu thực nghiệm, giúp học sinh tự hình thành tri thức, tự củng cố kỹ năng, có thái độ rõ ràng với các chuẩn mực hành vi đạo đức. Điều đó chứng tỏ rằng, việc đưa thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp không những là khả năng về mặt lý luận mà còn cả ở mặt thực tiễn, rất cần thiết về thực tiễn. Một số đề xuất Về công tác quản lý, chỉ đạo Cần tổ chức các đợt bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo định kỳ, trong đó phổ biến phương pháp thảo luận nhóm và dạy học đạo đức. Việc tham gia bồi dưỡng là bắt buộc nhằm trang bị cho giáo viên kiến thức cần thiết về thảo luận nhóm, giúp họ có kỹ năng vận dụng thảo luận nhóm vào việc dạy học môn đạo đức. Có thể cho một số giáo viên dạy mẫu để những người khác xem và học hỏi kinh nghiệm. Các cấp quản lý phải theo sát việc dạy học của giáo viên, tránh tình trạng coi đạo đức là môn phụ, không cần thiết. Về hoạt động sư phạm của giáo viên. Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các lớp bồi dưỡng giáo viên. Có như vậy mới nắm vững về phương pháp thảo luận nhóm. Cần đầu tư thời gian chuẩn bị cho dạy học đạo đức, tránh tình trạng coi nhẹ môn đạo đức. Khi vận dụng thảo luận nhóm giáo viên cần chú ý: Tạo không khí thoải mái, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm. Có như vậy các em mới phát biểu một cách tự nhiên; tránh xếp những em không ưa nhau vào cùng 1 nhóm. + Học lực, khả năng của các nhóm tương đương nhau, tạo sự đồng đều “nhân lực” giữa các nhóm; trong nhóm nên chọn 2 em có khả năng phù hợp làm nhóm trưởng và thư ký. + Vấn đề thảo luận phải thiết thực gần gũi và được các em quan tâm. + Cần tạo điều kiện cho học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình, cần động viên kịp thời bằng lời khen để tạo sự phấn khởi và tạo không khí thi đua lành mạnh giữa các nhóm. Tài liệu tham khảo Đỗ Đình Hoan “Hỏi đáp và đổi phương pháp dạy học ở tiểu học”. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp: “Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học” - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1. Lời cảm ơn Để có điều kiện hoàn thành Sáng kiến Kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ về thời gian cũng như chuyên môn của: TS. Nguyễn Hữu Hợp – Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà nội. Ban giám hiệu Trường tiểu học Cát Linh – Quận Đống Đa, Hà Nội. Tập thể các giáo viên tổ 5 Trường tiểu học Cát Linh – những người đã tham gia và đóng góp ý kiến cho Sáng kiến này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 6 tháng 4 năm 2003 Giáo viên Bùi Thị Yến – Lớp 5B Trường tiểu học Cát Linh
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_vao_viec_day_hoc_mo.docx
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn đạo đức.pdf