SKKN Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học Đạo Đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Theo chương trình giáo dục phổ thông đổi mới 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhấn mạnh trường học cần chú trọng vào hiệu quả ứng dụng kiến thức vào xử lý các vấn đề trong thực tiễn cho học sinh. Mục tiêu của chương trình mới là giúp các em phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giá trị gia đình, quê hương, dân tộc và những kỹ năng sống cần thiết khác.

Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm. Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi cán bộ giáo viên. Một trong những phương pháp, cách thức để đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là thiết kế tổ chức trò chơi cho học sinh.

docx 25 trang Diệu Anh 16/03/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học Đạo Đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học Đạo Đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

SKKN Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học Đạo Đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  TRƯỜNG TIỂU HỌC .
VẬN DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM CẢI THIỆN HỨNG THÚ HỌC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Tác giả/đồng tác giả :  Trình độ chuyên môn:  Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: .
, ngày tháng năm 2023
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP	1
PHẦN MỞ ĐẦU	1
Lý do chọn biện pháp	1
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu	2
Mục đích nghiên cứu	2
PHẦN NỘI DUNG	2
Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện	2
Trò chơi 1: Cây nở hoa	2
Trò chơi 2: Em làm phóng viên	4
Trò chơi 3: Ai nhanh, ai đúng	6
Trò chơi 4: Em là ca sĩ thông minh	7
Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện	8
PHẦN KẾT LUẬN	10
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện
.	10
Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn	11
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả:
Họ và tên: Nam (nữ):
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:	Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn biện pháp
Theo chương trình giáo dục phổ thông đổi mới 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhấn mạnh trường học cần chú trọng vào hiệu quả ứng dụng kiến thức vào xử lý các vấn đề trong thực tiễn cho học sinh. Mục tiêu của chương trình mới là giúp các em phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giá trị gia đình, quê hương, dân tộc và những kỹ năng sống cần thiết khác.
Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm. Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi cán bộ giáo viên. Một trong những phương pháp, cách thức để đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là thiết kế tổ chức trò chơi cho học sinh.
Nhận thức học sinh lớp Một còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy, các nội dung giáo dục cần phải chuyển đến học sinh một cách nhẹ nhàng sinh động. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của em, có một ý nghĩa lớn lao đối với các em. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, trẻ không
1
những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)” nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: một số kinh nghiệm tổ chức trò học tập theo bộ sách môn Đạo đức lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học
Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một số giải pháp về việc dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các trò chơi giúp hình thành nhân cách giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho học sinh
PHẦN NỘI DUNG
Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Trò chơi để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 rất phong phú, đa dạng. Có thể là: Trò chơi tiếp sức, hay hái hoa dân chủ, kết hoa cho cây, em làm phóng viên, chơi tặng hoa, sắm vai, kể chuyện, tiểu phẩm ..
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Trò chơi 1: Cây nở hoa
Khi dạy bài: Giữ vệ tài sản của trường, lớp (trang 34 Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
2
Mục đích.
Học sinh biết cách xử lý những tình huống cụ thể khi thực hiện hành vi bảo vệ tài sản của trường, lớp.
Chuẩn bị.
1 cây cảnh có nhiều móc để treo hoa.
Các bông hoa, mặt sau có ghi các câu hỏi, các tình huống để học sinh trả lời. Hoa chia thành bốn loại có màu sắc khác nhau: Đỏ, vàng, da cam, tím. Một số câu hỏi, tình huống sau (phần Vận dụng trang 35 Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống):
+ Nếu em thấy một bạn ngắt hoa trong vườn trường, em sẽ làm gì?
+ Nếu em ra chơi ở vườn trường, thấy các bạn bẻ rào chắn của cây hoa, em sẽ làm gì?
+ Hãy nói lời khuyên với các bạn em khi thấy các bạn bẻ cành của cây xanh.
+ Một bạn nhỏ chạy và giẫm lên các thảm cỏ trong sân trường, em sẽ nói gì
3
với bạn?
+ Trường em phát động phong trào thi đua giữ cho trường xanh – sạch – đẹp.
Hãy kể những việc em có thể làm để tham gia phong trào này.
+ Hãy kể một số quy định em thấy ở công viên, vườn hoa.
+ Ở nhà em có trồng cây gì không? Em đã chăm sóc cây như thế nào?
Cách chơi:
Chia lớp thành 4 đội.
Các đội lần lượt cử đại diện lên thi. Mỗi một lần một đại diện lên. Bạn đã lên rồi, không lên lại nữa. Các em sẽ bốc thăm một bông hoa, đọc câu hỏi và trả lời, nếu trả lời đúng các em sẽ được treo bông hoa đó lên cây. Đội một bốc các bông hoa màu đỏ. Đội hai bốc các bông hoa màu vàng. Đội ba bốc các bông hoa màu da cam. Đội bốn bốc các bông hoa màu tím. Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều hoa nhất thì đội đó thắng cuộc và được nhận phần thưởng.
Thống nhất cách xử lý:
+ Nếu em ra vườn trường thấy một bạn ngắt hoa em sẽ khuyên bạn đừng hái hoa vì hoa đó là của chung, làm đẹp trường học.
+ Nếu em ra vườn trường thấy một bạn bẻ rào chắn của cây xanh, em sẽ nhắc nhở bạn không được bẻ rào chắn vì làm rào chắn để bảo vệ cây hoa.
+ Thấy các bạn bẻ cành, ngắt lá của cây xanh em sẽ khuyên: Các bạn không được bẻ cành, ngắt lá của cây xanh vì cây xanh cho ta bóng mát, không khí trong lành, mát mẻ
+ Bạn giẫm lên thảm cỏ, em sẽ khuyên các bạn không được giẫm lên các thảm cỏ làm cho cây cỏ bị chết và không lớn được. Chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng.
+ Các việc để tham gia phong trào đó là: Trồng cây, vun xới cho cây, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới cây .
+ Trường hợp các em đưa ra cách xử lý khác nhưng hợp lý vẫn có thể chấp
nhận
Trò chơi 2: Em làm phóng viên
Khi dạy bài: Gia đình của em (trang 14 Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức
4
với cuộc sống)
Mục đích:
Biết được những thành viên trong gia đình; nhớ lại những kỷ niệm đẹp, vui, buồn trong gia đình và từ đó thêm yêu quý gia đình của mình.
Chuẩn bị:
Một ống nhựa nhỏ làm micro, 1 quyển sổ nhỏ có ghi các câu hỏi để phỏng
vấn.

+ Gia đình bạn có những ai?
+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?
+ Anh (chị/em) bạn bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy, trường nào?
+ Bạn đã làm gì để mọi người trong gia đình yêu thương bạn?
+ Bạn hãy kể lại một kỷ niệm của gia đình bạn. (Cả nhà cùng đi chơi, bố mẹ
dạy bạn học bài, bạn giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn chưa nghe lời bố mẹ và rất hối hận)
Cách chơi:
Một em được làm phóng viên khi phỏng vấn một bạn bất kỳ trong lớp. Em làm phóng viên chỉ cần phỏng vấn từ 1 đến 2 câu. Nếu bạn trả lời phỏng vấn trả lời tốt thì sẽ được làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn khác trong lớp.
Cuối trò chơi giáo viên có thể hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi được làm phóng viên? Sau này em có muốn mình trở thành một phóng viên hay không?
5
VẬN DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM CẢI THIỆN HỨNG THÚ HỌC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bố cục biện pháp
1
Lý do chọn biện pháp
2
Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3
Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp
5
Những kiến nghị, đề xuất

Lý do chọn biện pháp
Thực hiện theo công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH
thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hứng thú, chất lượng học tập ở tất cả môn học nói chung
Học vần
giúp phát triển từ vựng cho học sinh, rèn kỹ năng viết đúng cấu trúc câu ngắn và nuôi dưỡng đam mê với thơ văn
Trò chơi học tập
là một phương pháp giáo dục tương tác, có khả năng kết hợp giữa việc học và vui chơi, tạo nên một môi trường học tập tích cực và gắn kết
Các biện pháp
01	02
Trò chơi 1: Cây nở hoa	Trò chơi 2: Em làm phóng viên
03	04
Trò chơi 3: Ai nhanh, ai đúng
Trò chơi 4: Em là ca sĩ thông minh
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 1: Cây nở hoa
Chuẩn bị
1 cây cảnh có nhiều móc để treo hoa.
Các bông hoa, mặt sau có ghi các câu hỏi, các tình huống để học sinh trả lời.
Hoa chia thành bốn loại có màu sắc khác nhau: Đỏ, vàng, da cam, tím
2. Nội dung các biện pháp
Trò chơi 1: Cây nở hoa
Một số câu hỏi, tình huống sau (phần Vận dụng trang 35 Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nếu em thấy một bạn ngắt hoa trong vườn trường, em sẽ làm gì?
Nếu em ra chơi ở vườn trường, thấy các bạn bẻ rào chắn của cây hoa, em sẽ làm gì?
Hãy nói lời khuyên với các bạn em khi thấy các bạn bẻ cành của cây xanh.
Một bạn nhỏ chạy và giẫm lên các thảm cỏ trong sân trường, em sẽ nói gì với bạn?
Trường em phát động phong trào thi đua giữ cho trường xanh – sạch – đẹp. Hãy kể những việc em có thể làm để tham gia phong trào này.
Hãy kể một số quy định em thấy ở công viên, vườn hoa.
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 1: Cây nở hoa
Cách chơi
Chia lớp thành 4 đội.
Các đội lần lượt cử đại diện lên thi.
Học sinh sẽ bốc thăm một bông hoa, đọc câu hỏi và trả lời
Đội một bốc các bông hoa màu đỏ.
Đội hai bốc các bông hoa màu vàng.
Đội ba bốc các bông hoa màu da cam.
Đội bốn bốc các bông hoa màu tím
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 2: Em làm phóng viên
Chuẩn bị
Một ống nhựa nhỏ làm micro
Một quyển sổ nhỏ có ghi các câu hỏi để phỏng vấn.
+ Gia đình bạn có những ai?
+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?
+ Anh (chị/em) bạn bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy, trường nào?
+ Bạn đã làm gì để mọi người trong gia đình yêu
thương bạn?
+ Bạn hãy kể lại một kỷ niệm của gia đình bạn
2. Nội dung các biện pháp
Trò chơi 2: Em làm phóng viên
Cách chơi
Một em được làm phóng viên khi phỏng vấn một bạn bất kỳ trong lớp. Em làm phóng viên chỉ cần phỏng vấn từ 1 đến 2 câu
Nếu bạn trả lời phỏng vấn trả lời tốt thì sẽ được làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn khác trong lớp
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 3: Ai nhanh, ai đúng
Chuẩn bị
2 bút dạ viết bảng, 2 bảng nhóm, mỗi bảng nhóm được chia thành hai phần. Một phần viết các hành vi, một phần viết từ nên và không nên.
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 3: Ai nhanh, ai đúng
Luật chơi và cách chơi
Mỗi đôi sẽ có 5 bạn lên chơi.
Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, học sinh mới bắt đầu chơi.
Mỗi học sinh tham gia chơi chỉ được nối một hành vi
Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, một thành viên trong đội lên nối một hành vi với từ nên hay không nên rồi trở về chỗ để bạn thứ 2 lên nối
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 4: Em là ca sĩ thông minh
Chuẩn bị
Học sinh sưu tầm các bài hát về mái trường, thầy cô như: Em yêu bà em, Gia đình nhỏ, hạnh phúc to, Nhà mình rất vui, Bố là tất cả 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 em.
Nội dung các biện pháp
Trò chơi 4: Em là ca sĩ thông minh
Cách chơi
Lớp chia thành 3, 4 nhóm, hai bàn quay mặt vào nhau
Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm hoặc oẳn tù tì để xác định thứ tự nhóm hát trước, nhóm hát sau
Sau khi nhóm thứ nhất hát một đoạn của một bài hát nói về lễ phép, vâng lời thầy cô giáo thì nhóm thứ hai phải tiếp tục hát ngay một đoạn của bài hát khác cũng nói về chủ đề “Gia đình”.
100%
87%
78%
75%
47%
40%
41%
10%
Số học sinh hào hứng Số học sinh tiếp thu tốt
tham gia trò chơi	kiến thức thông qua trò
chơi
Số học sinh có khả	Số học sinh chưa hiểu năng giải quyết các	cách vận dụng kiến tình huống khó thông	thức để xử lý tình
qua trò chơi	huống trong trò chơi
Sau
Trước
Hiệu quả của các biện pháp
Những bài học kinh nghiệm
Lựa chọn trò chơi cho phù hợp
01	với nội dung bài, với yêu cầu
cần giáo dục
Khi tổ chức cho học sinh chơi
02	giáo viên phải phổ biến rõ luật
chơi, thời gian và địa điểm chơi
Giáo viên cần phải phát huy
tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh
Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lý, và
cho học sinh thảo luận để nhận
ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Những kiến nghị, đề xuất
Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT
Tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng về chuyên đề thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học
Về phía nhà trường
Cần tổ chức hội thảo về thiết kế và tổ chức trò chơi, và tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn
Về phía giáo viên
Cần tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_hieu_qua_tro_choi_hoc_tap_nham_cai_thien_hung.docx
  • pdfVận dụng hiệu quả trò chơi học tập nhằm cải thiện hứng thú học đạo đức cho.pdf