SKKN Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dân Hòa
Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người. Bác Hồ đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Trong báo cáo chính trị của đại hội VII Đảng ta đã khẳng định rằng : Đất nước ta đang chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tất cả đang đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đổi mới công tác tư tưởng chính trị phải " Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ Đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng ". Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình.
Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất : Đức, trí, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : " Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức "
Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dân Hòa

quan tâm đến học sinh ngoan hay không . Dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời. Mỗi tuần học sinh được học một tiết đạo đức, theo truyền thống thì thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng và trả bài theo khuôn thước lịch sử. Về chương trình học bắt học sinh phải nhớ những nội dung rất xa vời và thiếu thực tế. Về việc tổ chức các phong trào cuộc vận động...điều đó là tốt nhưng lại mắc phải những thiếu sót trong khâu tổ chức nên học sinh chưa lĩnh hội hết được nội dung của chương trình. Bên cạnh đó đối với những em thuờng xuyên chơi và tiếp xúc nhiều với những trẻ hư hỏng thì tình trạng đạo đức ngày một xuống cấp đi.Đó cũng là mối lo ngại hàng đầu của gia đình và nhà trường hiện nay. Với đội ngũ giáo viên hùng hậu thì đa số đều có nhân cách tốt nhưng cũng có một số ít trong đó chưa ý thức được trong từng cung cách ứng xử của mình dẫn đến các em học những điều không hay từ đó. Kết quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu được phản ánh qua việc xếp loại hạnh kiểm cuối năm học : Năm học TSHS Tốt Tỷ Lệ Khá tốt Tỷ lệ Cần cố gắng Tỷ lệ 2006-2007 522 509 81,8% 113 18,2% - 2007-2008 644 555 86,2% 88 13% 01 01% 2008-2009 644 556 86,35% 88 13,7% - * Nhận xét: Qua bảng thống kê tôi nhận thấy rằng mức độ học sinh đạt hạnh kiểm tốt khá cao, học sinh cần cố gắng chiếm rất ít số học sinh khá tốt không nhiều từ đây ta có thể đánh giá rằng trường Võ Thị Sáu cũng gặt hái được nhiều thành công trong công tác giáo dục về các mặt cho trẻ. Bên cạnh đó trường cũng còn những thiếu sót cần phải giải quyết kịp thời. c. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế về mặt đạo đức đối với học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu. * Nguyên nhân chủ quan : - Trước tiên ta có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do bản thân các em chưa có động cơ đúng đắn cho nên ngay từ đầu một số em không có hứng thú học tập, trong giờ học các em không chú ý nghe giảng nên không hiểu được bài dẫn đến mất căn bản ngay từ đầu. Hậu quả là các em không thích học, nói chuyện chọc phá bạn bè trong giờ học, thậm chí có thái độ không tốt đối với giáo viên, tập thể lớp gây ác cảm với bạn bè. Từ đó các em sẽ không hòa đồng được với bạn trong lớp, vui chơi theo hứng thú riêng của mình không cần biết những việc làm đó đúng hay sai. - Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến đạo đức của các em là do các bậc phụ huynh đã có nhận thức sai lầm khi đưa con em đến trường với ý nghĩ " Trăm sự nhờ thầy " phần mình chỉ lo nuôi con cung cấp các phương tiện và điều kiện cho con em ăn học vậy là đủ. Chính từ quan điểm đó nên gia đình không hề liên lạc với nhà trường dẫn đến khi con em hư hỏng, khi biết rồi lại đổ lỗi cho giáo viên hoặc trút hết lên đầu các em. Từ đó làm cho tình trạng ngày một xấu đi, khoảng cách giữa giáo viên, học sinh ngày càng xa dần. Hậu quả là các em cảm thấy mình bị bỏ rơi từ đó bị khủng hoảng trong các mối quan hệ. Ngoài ra con do cách giáo dục của mỗi gia đình lại khác nhau, với tình thương con và luôn sẵn sàng chiều theo sở thích của con. Sự nuông chiều đó khiến cho nhiều gia đình ngày nay bị lệch hướng mục tiêu đào tạo con người mới XHCN. Một số gia đình lại đối xử với con một cách tàn nhẫn thuờng hay đánh đập sĩ nhục con em chà đạp lên nhân cách đang phát triển của trẻ. Còn có gia đình tuy coi trọng giáo dục về mặt văn hóa song lại xem nhẹ việc giáo dục con em về mặt tư tưởng đạo đức XHCN - Bên cạnh đó thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhà trường. Bởi vì nhà trường là nơi đóng vai trò chính trong công tác giáo dục, đào tạo con người. Mà những người giáo viên là người trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn. Vậy mà người giáo viên lại đôi khi không đảm bảo giờ lên lớp để học sinh tự do hoạt động không đi theo khuôn mẫu, quy tắc nhất định dần sẽ trở thành thói quen hoạt động tự do tùy tiện. Bên cạnh đó khi giáo dục đạo đức cho các em người giáo viên chưa nắm được khả năng nhận thức của từng học sinh, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Ngoài công tác chủ nhiệm thì giáo viên còn nhiều công việc khác của nhà trường nên không dành thời gian nhiều để quan tâm đến lớp. Do đó giáo viên không nắm được những yêu cầu, những hứng thú đang phát triển ở các em. Bên cạnh đó chưa nắm bắt kịp thời những hoạt động có xu hướng nảy sinh để ngăn chặn kịp thời. Không những thế mà nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để cùng định hướng, lập ra kế hoạch nội dung, chương trình giáo dục thích hợp dẫn đến cùng chủ đề mà nhà trường thì giáo dục khác, đoàn thể địa phương giáo dục khác và gia đình lại có cách giáo dục riêng. Đó là sự chi phối việc hình thành nhân cách cho các em, có nhiều trường hợp phân vân khi thực hiện không biết đi theo cách giáo dục nào, của gia đình, nhà trường hay của xã hội? Những thiếu sót của nhà trường cùng với vai trò công tác của giáo viên chủ nhiệm đã để lại những nhận thức sai về mọi mặt ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức của các em. * Nguyên nhân khách quan: Trong tình hình hiện nay không thể không nói đến sự tác động tiêu cực từ cuộc sống xã hội. Nền kinh tế thị trường và sự mở cửa hội nhập đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội, song mặt trái của nó cũng không ít, những ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách đạo đức của học sinh. Đó là ảnh hưởng của văn hóa phẩm không lành mạnh, coi thường các chuẩn mực đạo lý làm cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gặp không ít khó khăn. Các cơ quan chức quyền địa phương chưa thực sự quan tâm dến các em, quản lý không chặt chẽ mọi hoạt động của học sinh. Các cơ quan chức trách giáo dục học sinh hư thường dùng nhiều biện pháp tra tấn, đánh đập dẫn đến các em sợ hãi nhận liều đôi khi việc làm đó không phải là của mình các em vẫn chấp nhận. Đặc biệt là chưa tạo được mối quan hệ mật thiết giữa các cấp các ngành tạo ra nguồn kinh phí để hổ trợ cho nhà trường xoay sở. Từ đó chưa gắn bó dẫn đến việc học hành của các em bị sao nhãng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách của học sinh. III. Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu. Công tác giáo dục đạo đức là một đòi hỏi cấp thiết của thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức vì bản chất của quá trình giáo dục đạo đức là tổ chức cuộc sống thực của trẻ, tổ chức các hoạt động và giao lưu ở gia đình nhà trường và xã hội. Vì thế nên sau khi đã tìm hiểu thực trạng đạo đức của trường để góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác giáo dục trong công tác giáo dcụ đạo đức tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 1. Về phía nhà trường: - Cần phải xây dựng một chương trình phương pháp riêng để tập trung giáo dục giáo dục đạo đức cho các em được chu đáo hơn, tốt hơn thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Xây dựng được mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình thật sự, giáo viên cần phải quan tâm quán xuyến đi sâu vào tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. Vì các em còn nhỏ nên chua có ý thức đúng đắn trong từng lời ăn tiếng nói, việc làm mà cần phải có sự thương yêu, dìu dắt chỉ bảo của người lớn để giúp các em có được những chuẩn mực đạo đức nhất định. - Cần phải bồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho một số giáo viên để truyền đạt kiến thức cho các em được tốt hơn và hiệu quả hơn. - Và đặc biệt muốn giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được tốt thì trước hết người giáo viên phải thực sự gương mẫu trong công việc, tìm hiểu tâm tư sinh lý và hoàn cảnh của từng học sinh lớp mình nhằm tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. - Bên cạnh đó thì tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường phải biết tổ chức các hoạt động bổ ích và thu hút được tất cả các em tham gia sinh hoạt vì đây là mặt giáo dục đạo đức cho học sinh tốt nhất. 2. Về phía gia đình: - "Gia đình là tế bào của xã hội " vì vậy gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nên phải luôn quan tâm chăm sóc con cái, thường xuyên theo dõi việc học tập của con và thái độ của con mình đối với thầy cô, người lớn tuổi bạn bè, em nhỏ.. - Gia đình là nơi đầu tiên con người sinh ra nên đó là môi trường giáo dục đầu tiên của con người. Vì vậy việc giáo dục của gia đình dù tốt hay xấu đều ảnh rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách của các em nên các bậc cha mẹ trước tiên phải hiểu rõ tâm sinh lý của con cái mình để giáo dục cho tốt. Dạy con những đức tính tốt đẹp để các em biết ứng xử tốt trong các mối quan hệ với xã hội. Bên cạnh đó phải thực sự gương mẫu trong từng lời ăn tiếng nói và trong các việc làm để các em noi theo vì ở lứa tuổi này các em thường bắt chước người lớn. Đặc biệt phải biết cách giáo dục con cái không nên quá nuông chiều mà cũng không nên quá nghiêm khắc phải tạo được sự hài hòa và bầu không khí vui vẻ thân thiện để giáo dục đạo đức cho con em mình ngày càng tốt hơn. 3. Đối với xã hội : Muốn có một xã hội tốt thì trước hết mỗi người phải tốt. Vì vậy chính quyền các cấp các ngành ở địa phương cần phải có biện pháp thiết thực đối với các tệ nạn xã hội, phải xử lý thích hợp những trẻ em phạm tội ở địa phương để làm gương giáo dục cho những trẻ em khác. Phải thực sự quan tâm đến những trẻ em con gia đình chính sách,neo đơn nghèo khó tạo điều kiện cho các em đến lớp tránh tình trạng thất học. Quan tâm chỉ đạo thường xuyên cho các đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em. Có kế hoạch thông tin tuyên truyền tổ chức các hoạt động gây nhận thức tốt cho các em hiểu biết về pháp luật. 4. Đối với Bộ, Sở giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành Phải tổ chức chỉ đạo,triển khai công tác tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường coi đây là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Cần có tiêu chí thi đua cụ thể để giáo dục cụ thể để đức dục được coi trọng thực sự như trí dục. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo "có thầy cô tốt, giỏi mới có trò tốt giỏi được. C. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng đạo đức của trường Võ Thị Sáu tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng là điều mà mọi người phải đặc biệt quan tâm vì đây là bước đầu hình thành nên nhân cách công dân thông qua những hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đặt biệt là mối quan hệ ứng xử ở gia đình, nhà trường nhằm góp phần hình thành nhân cách cho trẻ và đào tạo những con người toàn diện phục vụ đất nước sau này. Và nhìn chung công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy thì cũng có một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm, gần gũi. Một số giáo viên do hoàn cảnh khó khăn nên việc gần gũi quán xuyến các em rất khó. Thời gian đến lớp học của các em không nhiều việc hình thành nhân cách phẩm chất của các em còn hạn hẹp. Phần lớn các sinh hoạt gần gũi với cha mẹ nhiều nhưng vì hoàn cảnh nên một số phụ huynh suốt ngày tất bật với công việc do đó không kiểm soát, chăm sóc các em đúng mức. Vì lứa tuổi các em đang lớn, đang phát triển nên cần sự khuyên răn nuôi dưỡng của những bậc làm cha làm mẹ. Giáo dục đạo đức cho các em không phải chỉ giáo dục một mặt ở trường là đủ mà cần phải kết hợp giữa 3 lực lượng với nhau để giáo dục các em. Tất cả cũng chỉ vì tương lai của nước nhà. Hãy cùng nhau chung vai sát cánh với nhà trường và xã hội bên cạnh đó nhà trường cần tạo mọi điều kiện, mọi tình huống để giáo viên gần gĩ với các em, để hiểu các em hơn nắm được hành vi sai trái của các em để từ đó có biện pháp để sửa chữa, giáo dục các em thành những người con tốt, người có ích cho xã hội, góp phần giáo dục các em hoàn thiện hơn cả về trí dục lẫn đạo đức. Là cha mẹ ai cung muốn con mình ngoan ngoãn, biết vâng lời, hiếu thảo. Là thầy cô ai cũng muốn rằng học sinh có những hành vi tốt trong lời ăn tiếng nói, biết yêu thương lẽ phép...Nhưng trong môi trường xã hội nơi các em sống không được tốt làm ảnh hưởng xấu đến các em lại không được sự quan tâm dúng mức của giáo viên và phụ huynh. Không phải đứng trước những khó khăn như vậy mà chúng ta thờ ơ lãng quên đi phẩm chất đạo đức vốn có của các em. Mà qua đây nhà trường và gia đình cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm,vun đắp, uốn nắn kịp thời các em. Có như vậy mới xây dựng được xã hội gồm những công dân tốt. Giáo dục đạo đức cho học sinh vốn là một việc làm một nhiệm vụ không chỉ hôm qua, hôm nay mà nó còn là nhiệm vụ mãi mãi về sau của các bậc phụ huynh nhà trường và xã hội. Chính vì vậy mà ngay trong việc giáo dục đạo đức Bác Hồ đã từng nêu” Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Đúng như vậy chúng ta đừng nên quá áp đặt, đừng thờ ơ với công tác giáo dục đạo đức. Đạo đức của học sinh được hình thành được hình thành có được là do quá trình giáo dục, rèn luyện tu dưỡng mà nên chứ không phải là cái vốn sẵn có. Con người chỉ sinh ra con người còn giáo dục mới sản sinh ra nhân cách của con người. Công tác giáo dục đạo đức ở trường Võ Thị Sáu có được kết quả tốt là do nhiều năm qua nhà trường phải tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể thông qua các bài dạy trong chương trình chính khóa, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Giáo tình Tâm lý học – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD [2]. Giáo trình GDH – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD. [3]. Trang Wed Google MỤC LỤC A . Mở đầu I . Lý do chọn đề tài......................................................................................... II . Mục đích nghiên cứu.................................................................................. III . Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. IV . Đối tượng nhiên cứu................................................................................... V . Phạm vi , giới hạn nghiên cứu ................................................................... VI . Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... VII . Đóng góp của đề tài .................................................................................. B . Nội dung I . Cơ sở lý luận 1 . Một số khái niệm liên quan...................................................................... 2 .Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho HSTH II . Thực trạng của giáo dục đạo đức ở trường Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi Thành 1 . Một số đặc trưng về nhân cách của HSTH 2 . Vài nét về trường Võ Thị Sáu 3 . Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu III . Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu 1 . Về phía nhà trường 2 . Về phía gia đình 3 . Về phía xã hội 4 . Đối với Bộ, sở giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành. C . Kết luận D . Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
skkn_thuc_trang_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_4_truong_t.doc