SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4
Điều quan trọng trong công tác giáo dục học sinh là cách dạy làm sao để các em trở thành "con ngoan, trò giỏi"
Bên cạnh việc giáo dục tri thức, nhà giáo cần giáo dục và rèn luyện cho các em về nhân cách, đạo đức, lối sống. Đó cũng là một trong những biện pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học - xây dựng "Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch". Bởi thế, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là hết sức cần thiết.
Môn Đạo đức trong nhà trường Tiểu học là một trong những môn học cơ bản trang bị cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức, từng bước hình thành kĩ năng theo chuẩn mực với hành vi đúng đắn, giúp học sinh có thái độ ứng xử phù hợp với mọi người, với môi trường xung quanh. Việc tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động học tập môn Đạo đức với thái độ tự giác, chủ động- là một vấn đề quan trọng đối với mỗi người giáo viên trong nhà trường.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức xảy ra không ít ở các trường học với mức độ ngày một gia tăng. Phần lớn là do tác động của cuộc sống, của hoàn cảnh gia đình, của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh, đồ chơi, trò chơi game online,... không lành mạnh.
Qua quá trình dạy học và qua tiếp xúc với học sinh trong cuộc sống hàng ngày cũng như được cập nhật thông tin thường xuyên... thôi thúc tôi suy nghĩ, cố gắng tìm ra các biện pháp thiết thực để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chính vì lẽ đó, tôi thực hiện đề tài " Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4".
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4

ng quá trình học tập môn Đạo đức. Hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà Học ở nhà, học sinh không những củng cố tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là biến chúng thành hành vi, thói quen tốt hằng ngày, định hướng cho thái độ tình cảm của các em. Nói cách khác, việc tự học ở nhà góp phần tạo nên sự thống nhất giữa ý thức, thái độ, hành vi ở trẻ em. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn bài: Học bài đạo đức các hành vi, trong đó, có thể trả lời miệng các câu hỏi có liên quan như “Vì sao”; “như thế nào ”. Thực hiện tốt các hành vi, công việc khác nhau do chuẩn mực đạo đức quy định. Hoàn thành các phiếu thực hành, các sản phẩm, vật mẫu liên quan đến sưu tầm, điều tra hoạt động ngoại khóa. Chuẩn bị cho bài lên lớp như những dụng cụ đồ vật dùng để đóng vai diễn, hoạt cảnh, trò chơi Giáo viên tăng cường hoạt động thực hành thay cho việc đọc, ghi nhớ máy móc Để học sinh thực hiện tốt việc tự học, giáo viên cần đưa nội dung tự học vừa sức, tích cực, giúp các em hiểu rõ nhiều công việc cần làm và cách thực hiện, phối hợp với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của các em. Đặc biệt là đối với những công việc điều tra sưu tầm, tham gia hoạt động ngoại khóa Ví dụ: Với bài “Biết ơn thầy, cô giáo” học sinh có thể: Tự trả lời những câu hỏi như: Các em cần làm làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo? Học sinh ghi lại những việc đã làm vào phiếu rèn luyện, thực hành. Chuẩn bị những dụng cụ, đồ vật cho hoạt động sắm vai theo yêu cầu của giáo viên. Trong dạy học môn Đạo đức có tiết dành cho địa phương, giáo viên có thể tổ chức thành các hoạt động ngoại khóa: Để vận dụng được hình thức này, giáo viên cần lưu ý: Tính chất bài đạo đức phù hợp với hoạt động; hoạt động vừa sức với khả năng, hứng thú của học sinh. Ví dụ: "Giữ gìn các công trình công cộng", giáo viên có thể lựa chọn các nội dung và thông qua nhiều hình thức để giúp các em tìm hiểu từ đó hình thành nên các chuẩn mực đạo đức. Một số cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học môn Đạo đức: Kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu bài đạo đức của học sinh: Việc kiểm tra – đánh giá ý thức đạo đức có thể thực hiện bằng cách sau: - Kiểm tra nói: Có thể yêu cầu học sinh nói lại phần ghi nhớ, bài học. Song tốt hơn là yêu cầu các em trả lời những câu hỏi về sự cần thiết và cách thực hiện hành vi. Cách kiểm tra này được vận dụng chủ yếu sau bài đạo đức. -Kiểm tra viết: Học sinh cần trả lời câu hỏi dạng tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Tự luận là những câu hỏi về sự cần thiết, cách thực hiện các chuẩn mực hành vi như “ tại sao?”; “ như thế nào?”; “ có lợi gì ”; “ có hại gì?” Trắc nghiệm khách quan học sinh trả lời các câu hỏi dưới dạng sau: a.Câu hỏi “ đúngsai ”. Ví dụ: " Giữ gìn các công trình công cộng" Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S(sai) vào các ô trống sau: Chỉ cần giữ gìn công trình công cộng ở địa phương mình. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. b.Câu hỏi nhiều lựa chọn: Ví dụ: Bài Hãy đánh dấu + vào 1 ô mà em cho là đúng nhất. Nếu bạn bè không quan tâm giúp đỡ nhau thì: Cô giáo sẽ không hài lòng. Bạn bè sẽ không cho mình quà. Khó khăn không được chia sẻ, chậm tiến bộ, tình bạn không gắn bó. Kiểm tra thái độ, tình cảm đạo đức của học sinh: * Giáo viên kiểm tra, đánh giá thái độ tình cảm học sinh bằng những cách sau: + Kiểm tra nói: Giáo viên có thể đề nghị học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình khi thực hiện những hành vi công việc theo chuẩn mực quy định qua việc giải thích động cơ việc mình làm. + Kiểm tra viết: Giáo viên đưa ra một số câu dẫn hay phát biểu và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ với các mức như đồng ý (tán thành), phân vân, không đồng ý (không tán thành) Ví dụ: "Biết bày tỏ ý kiến" - Hãy đánh dấu (+) vào những trường hợp thể hiện tình phù hợp với thái độ của em. STT Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2 Cách chia sẻ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. 3 Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. 4 Mọi ý kiến của trẻ em cần được đáp ứng. Kiểm tra đánh giá hành vi đạo đức của học sinh: Giáo viên quan sát việc học sinh thể hiện hành vi, thực hiện công việc liên quan bài học đạo đức và tình cảm của mình. Những hành vi, công việc có thể được thực hiện một cách “ bình thường ” trong cuộc sống của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ như vệ sinh trường, lớp học, vệ sinh cá nhân, Chào hỏi người lớn có thể là đứng nghiêm, cất mũ, nón, tươi cười, nói lời phù hợp Có thể thông qua các hoạt động thường ngày của học sinh mà giáo viên biết được hành vi của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp * Mặc dù hành vi của các em lại chưa bền vững. Người giáo viên cần phải kiên trì theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, kịp thời. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá hành vi học sinh cũng có thể được thực hiện thông qua bạn bè, gia đình học sinh, các tổ chức xã hội Cần để đánh giá thêm khách quan công bằng. Giáo viên nêu thêm một số hành vi đạo đức tốt có liên quan đến nội dung từng bài học cho học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân. Thường xuyên lồng trong bài học gương các danh nhân nổi tiếng về lòng hiếu thảo, tính nhân hậu để học sinh có biểu tượng về hành vi đạo đức. Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội sinh hoạt giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy. Các em luôn liên hệ thực tế với nội dung bài học, để phân tích, phê phán cái xấu, cái sai Các sự việc xảy ra trong đời thường ở xung quanh mình. Đối với học sinh có thái độ không thật thà trong học tập, mỗi tiết kiểm tra cho ngồi đối diện với giáo viên để nhắc nhở, động viên để các em học tập tốt hơn. * Trong năm học này, tôi cũng có tham khảo và thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh ngoài tự đánh giá mình, các em còn biết nhận xét về các bạn trong lớp, phụ huynh cũng được tham gia nêu ý kiến nhận xét về con em mình thông qua phiếu khảo sát ( theo mẫu) của giáo viên. Đặc biệt tôi chú trọng cho các con học sinh được viết cụ thể lời nhận xét về mình, về bạn. Những bài viết của các em cũng là một minh chứng rõ ràng cho hoạt động đánh giá của giáo viên được củng cố chắc chắn hơn. Giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu của giáo viên Người giáo viên cần đúng mực, thận trọng trong giao tiếp, trong quan hệ, không những ở trên lớp mà còn ngay ở gia đình, hàng xóm, láng giềng xung quanh,Cần thể hiện tốt các hành vi chuẩn mực đạo đức của người giáo viên vì nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức hành vi chuẩn mực của học sinh dù nhiều hay ít. Những cử chỉ, thái độ của thầy cô sẽ để lại ấn tượng tốt hay xấu cho học sinh về sau. Bởi vì “ Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo ”. - Trong quan hệ gia đình, người giáo viên cần hòa thuận, thương yêu con cháu. Trong quan hệ xã hội, giáo viên cần cân nhắc trong cư xử và giao tiếp. Ở trường người giáo viên cần lên lớp đúng giờ. Hứa gì với học sinh cần đúng hẹn. Giao tiếp với các bạn bè đồng nghiệp trước mặt học sinh phải lịch sự, nhã nhặn để các em có ấn tượng tốt về người thầy của mình. Kết hợp dạy học Đạo đức trong một số môn học hoặc hoạt động giáo dục khác Môn Đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác ở tiểu học, đặc biệt là các môn: Tiếng Việt, Lịch sử - Địa lí, sinh hoạt tập thể, Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh,... Đó là mối quan hệ hai chiều, thể hiện ở: +Các môn học khác cũng có khả năng giáo dục đạo đức, cũng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, hỗ trợ đắc lực cho môn đạo đức trong việc hình thành ở học sinh những biểu tượng đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức, củng cố, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức, + Ngược lại, môn giáo dục đạo đức một mặt định hướng cho các môn học khác trong công tác giáo dục đạo đức, mặt khác còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác như: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng rèn luyện sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, giúp học sinh mở rộng kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội; giáo dục học sinh ý thức và hành vi tuân thủ những quy định chung của đời sống xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường; củng cố và phát triển khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật ( nghe nhạc, hát, đọc thơ, vẽ tranh,) Ví dụ khi dạy bài "Bảo vệ môi trường", nếu chỉ dạy trong môn đạo đức thì hiệu quả chưa cao. Tôi đã lồng ghép nội dung này vào những môn học khác có liên quan, như môn Khoa học với bài "Bảo vệ nguồn nước", "Nhiệt và các nguồn nhiệt",... Khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Con sử dụng như thế nào?, Sử dụng như thế nào để tiết kiệm?, Con đã làm gì và sẽ làm gì để thực hiện tiết kiệm?,... Câu trả lời của học sinh là một chuẩn mực hành vi, đồng thời cũng nhắc nhở các con thường xuyên thực hiện hành vi này. Với bài " Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ", " Biết ơn thầy giáo, cô giáo",.. tôi cũng lồng ghép thêm cách ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào trong bài học để học sinh thấy thiết thực và từ đó thôi thúc các em thực hiện hành vi đúng. Sự kết hợp môn Đạo đức với môn Tiếng Việt cũng rất phong phú. Nhiều chủ điểm trong môn Tiếng Việt dễ kết hợp lồng ghép các hành vi, chuẩn mực đạo đức. Chẳng hạn như các bài trong chủ điểm " Thương người như thể thương thân", " Măng mọc thẳng", " Trên đôi cánh ước mơ",... Dạy học môn Đạo đức cần phối hợp với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm hàng tháng, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đội, chào cờ đầu tuần, tham quan ngoại khóa,... Trong 9 tháng học, các con học sinh đều được thực hiện sinh hoạt theo chủ điểm giáo dục của từng tháng : An toàn giao thông, Em yêu Hà Nội, Kính yêu thầy cô giáo, Cháu yêu chú bộ đội, Yêu quý mẹ và cô,... Khi các em tham gia hoạt động trong các tiết học này, các em đã được giáo dục thêm về ý thức chấp hành luật giao thông, tôn trọng pháp luật, có ý thức xây dựng quê hương, đất nước; giáo dục lòng tự hào dân tộc; truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,... Hoặc trong các tiết chào cờ đầu tuần, các em cũng được giáo dục đạo đức với những hoạt động tuyên dương tấm gương điển hình, tổng kết hoạt động thi đua, cập nhật các vấn đề mới,... Phối kết hợp với gia đình. Bằng những hình thức khác nhau, với từng hoàn cảnh cụ thể, thông qua các buổi họp phụ huynh hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp, thông qua sổ liên lạc điện tử..., tôi cũng thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình về những biểu hiện đạo đức của con trên lớp, tiếp nhận thông tin về các hành vi đạo đức ở nhà của con. Từ đó, cùng gia đình thống nhất kế hoạch giúp đỡ các em trong quá trình hoàn thiện dần các hành vi đạo đức theo chuẩn mực. KẾT QUẢ Về phía học sinh Qua những biện pháp tôi đã thực hiện ở trên, tôi thấy: Học sinh hứng thú học tập khi học môn Đạo đức, hào hứng bộc lộ khả năng, năng khiếu của mình Học sinh thích tìm tòi sách báo, ở Thư viện trường để đọc những truyện kể áp dụng vào bài học đạo đức. Học sinh thích tham gia thực hiện các hành vi chuẩn mực đạo đức tốt. Học sinh thích nhận vai các nhân vật có hành vi đạo đức tốt khi liên hệ thực hành. Đa số học sinh đã khắc phục được những hành vi sai trái mà đầu năm đã mắc phải. Đến nay các em đã thực hiện khá tốt các hành vi chuẩn mực theo nội dung các bài đã học thông qua các hoạt động mà tôi tổ chức. Giờ đây các em rất đoàn kết với nhau khi tổ chức học nhóm và các hoạt động ngoại khóa. Tiết học nào các em cũng đều phấn khởi nên dẫn đến kết quả cao trong học tập. Kết quả điều tra với 58 học sinh lớp 4B tại trường Mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt động trong giờ Đạo đức Số lượng (học sinh) Tỉ lệ Tìm hiểu các thông tin về bài học 35 60,3% Chú ý nghe giảng 49 84,4% Phát biểu ý kiến xây dựng bài 43 74,1% Không chú ý vào bài, chỉ chú ý phần mình thích 7 12% Chỉ nghe không phát biểu 15 25,8% Thích tham gia vào hoạt động của bài học 45 77,5% Về phía giáo viên Nhờ sự tích cực học tập của học sinh, giáo viên cũng thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết dạy. Trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi thấy được nhiều sự thuận lợi khi nhận được sự ủng hộ của học sinh. Tôi thấy tự tin hơn trong các giờ dạy Đạo đức. Bên cạnh đó, tôi cũng tích lũy được thêm kinh nghiệm về phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học đạo đức. Các tiết chuyên đề cấp trường mà tôi thực hiện, đều được xếp loại tốt và được sự ủng hộ từ đồng nghiệp. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ Kết luận Tính cách con người của học sinh tiểu học dần dần được hình thành qua các cử chỉ, thái độ, hành vi đạo đức là không thể thiếu. Để các em tiến lên lớp trên,người giáo viên cần giúp các em có thói quen sử dụng tốt những hành vi chuẩn mực có hiệu quả trong giao tiếp. Tôi nghĩ rằng việc giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 4, ngoài việc phát triển các hành vi đạo đức cho các em cần có yêu cầu cao hơn là để học sinh trở thành các công dân tốt cho xã hội, là thành viên tốt trong gia đình. Vì vậy không chỉ một mình giáo viên mà thực hiện tốt được mà người giáo viên cần chủ động phối hợp tốt với bạn bè học sinh, thầy cô giáo trong trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội. Mặc dù, đa số học sinh đã đạt ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt nhưng tôi nhận thấy mình cần duy trì và phát huy hơn nữa bằng cách học hỏi ở đồng nghiệp, tìm tòi ở sách báo để học hỏi những biện pháp giáo dục tích cực, nhằm phục vụ cho việc dạy đạo đức có sức thuyết phục hơn nữa để cuối năm học sinh đạt ở mức độ hoàn thành tốt 100%. Sau khi ra trường, các em đều là những học sinh ngoan, có ích, là con ngoan, trò giỏi để bố mẹ và thầy cô luôn tự hào. Khuyến nghị Nhà trường tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh để thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức. Tăng cường thực hiện các hoạt động ngoại khóa phù hợp, tổ chức thường xuyên các chuyên đề và các tiết sinh hoạt tập thể có chất lượng, tổ chức các sân chơi, các cuộc thi, các buổi giao lưu, tìm hiểu thêm về địa phương,... Gia đình cần tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt giờ học ở nhà cũng như ở lớp, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác giáo dục và rèn luyện của con em mình. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Các tổ chức xã hội kiểm tra các băng đĩa có nội dung không lành mạnh, quy định giờ giấc kinh doanh của các quán, cửa hàng để học sinh không la cà, không tiếp nhận những hành vi xấu, ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức của các em. Tôi mong rằng những đề xuất này sẽ được nhà trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đáp ứng kịp thời. Từ đó phục vụ tích cực cho việc giáo dục học sinh thành những con người hoàn thiện về tri thức và đạo đức của đất nước. Hà Nội , ngày ... tháng... năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép của người khác. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu. Trang 1 3. Đối tượng nghiên cứu. Trang 1 4. Phương pháp nghiên cứu. Trang 1 5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu. Trang 2 PHẦN NỘI DUNG Trang 3 I. Cơ sở lí luận. Trang 3 II. Thực trạng. Trang 4 III. Biện pháp. Trang 6 IV. Kết quả. Trang 18 KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ Trang 20
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_dao_du.docx
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4.pdf