SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dân Hòa
Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người. Bác Hồ đã từng dạy : " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "
Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Trong báo cáo chính trị của đại hội VII Đảng ta đã khẳng định rằng : Đất nước ta đang chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tất cả đang đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đổi mới công tác tư tưởng chính trị phải " Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ Đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng ". Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình.
Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất : Đức, trí, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : " Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức "
Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dân Hòa

thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp. Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, giáo viên có thể ngồi ở một nơi nào đó để quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi đạo đức như nói chuyện với bạn bằng mày-tao thì giáo viên kịp thời đến điều chỉnh cho các em. Hoặc trong giờ học, nếu có trường hợp viết của 1 học sinh hết mực mà có học sinh khá cho bạn mượn viết thì giáo viên phải kịp thời tuyên dương học sinh cho bạn mượn viết Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn: không chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn bè mày, tao ...Với việc làm này, tôi được học sinh cung cấp thông tin kịp thời nên điều chỉnh có hiệu quả những hành vi sai lệch của các em. Ví dụ: Việc phân công một học sinh một học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm một học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt tôi thấy có kết quả rõ rệt. Hằng ngày tôi có thói quen lên lớp trước 15 phút. Một hôm, có một học sinh chờ tôi sẵn ngay bàn giáo viên, khi tôi bước vào lớp thì em liền bảo: “Thưa cô trưa hôm qua đi học về bạn Nhung gặp người lớn không chào, em nhắc bạn còn chửi em và còn thách em ngày mai vào thưa cô đi”. Lúc ấy tôi liền mời Nhung đi chỗ khác và tìm cách giáo dục em. Tôi nói: : “Em là học sinh mà gặp người lớn không chào hỏi là học sinh không ngoan và không được mọi người yêu mến”. Trao đổi với em hồi lâu thì em hứa với tôi là em sẽ thực hiện những điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tôi được thông tin là em Nhung khi gặp người lớn chào hỏi rất tốt. Với việc giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, mà hành vi đạo đức học sinh lớp tôi ngày được hòan chỉnh, các em ngày càng ngoan và những hành vi ứng xử hạn chế của các em đã không còn nữa. Biện pháp thứ sáu: Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ để giáo dục những hành vi ứng xử của học sinh. Việc sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoài sinh hoạt vui chơi,lao động đều góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học sinh đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do đặc điểm của điểm trường sân bãi chật hẹp như Tây Bắc thì việc tổ chức cho học sinh hoạt tập thể, họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một việc làm khó. Vì vậy, việc tận dụng khỏang hành lang nhỏ để sinh họat cho học sinh cũng được điểm chú trọng. Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp hay các buổi lao động tập thể ở điểm, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: kể chuyện về gương “ Người tốt- việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. Đối với tiết họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp tôi thường cho học “sắm vai”, xử lý tình huống hay kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ mọi người, những mẫu chuyện về những học sinh ngoan, lễ phép. Ví dụ: Tiết họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cho học sinh xử lý tình huống: “ Giúp đỡ người già” “ Khi bạn quên áo mưa”, Như vậy, với cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức cho học sinh, sự tiến bộ của các em về hành vi ứng xử ngày được nâng cao, các em ngoan hơn, ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực. Điển hình như em Nguyễn Quang Đại khi vào nhận lớp hình như lúc nào tôi cũng nghe em nói chuyện với các bạn chỉ sử dụng “mày-tao” nhưng với những lần sinh hoạt tập thể tôi thấy em tiến bộ rất nhiều. Bây giờ em giao tiếp với bạn đã gọi “bạn xưng tôi”. Ngoài ra, trong tuần tôi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt Sao, qua đó tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo dục hành vi ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt Sao tôi yêu cầu các em tìm những gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép để kể cho nhau nghe. Qua việc sinh hoạt Sao đều đặn, học sinh trước đây vốn rụt rè, nhút nhát, nhiều em khi giáo viên hỏi mãi vẫn không trả lời, hoặc không biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt. Ví dụ: Như em Nguyễn Tiến Hải lúc trước khi hỏi đến em em không trả lời, thậm chí tôi hỏi nhiều lần “nhà em ở đâu?” em cũng không trả lời, tôi hỏi mãi em mới lí nhí trong miệng mà tôi cũng chẳng nghe được gì. Nhưng bây giờ em tiến bộ rất nhiều, em đã nói to trong những lần sinh hoạt tập thể, đồng thời cũng mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến trước đám đông 4. Kết quả thực hiện: Qua một năm học được thực hiện những giải pháp trên, việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 trường tiểu học Dân Hòa đã có những kết quả nhất định. Kết quả này được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Năm học 2014-2015 Sĩ số Ứng xử tốt Ứng xử với người lớn, thầy cô chưa đạt. Chưa biết giúp đỡ,xưng hô, ứng xử bạn bè. Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đầu năm 38 29 76% 04 10,5% 05 13,5% Cuối năm 38 38 100% 0 0% 0 0% Từ bảng trên cho ta thấy: Số học sinh đầu năm không biết chào hỏi, dạ thưa với người lớn, thầy cô, không biết xin lỗi khi phạm lỗi, cảm ơn khi nhận quà, xưng hô giao tiếp với bạn bè chưa đạt đã giảm đi rõ rệt không còn học sinh có hành vi ứng xử sai nữa. Số học sinh có hành vi ứng xử tốt đạ 100% ở cuối năm học. Cũng từ đó 100% số học sinh lớp 4C đều hoàn thành môn đạo đức và đạt về năng lực và phẩm chất. Một số em trước đây có hành vi ứng xử còn hạn chế như em: Nguyễn Văn Mạnh khi nói chuyện với người lớn không có dạ,thưa tới nay em đã nói chuyện rất lễ phép, ngoan ngoãn, có dạ thưa. Còn em Nguyễn Tiến Hải lúc trước em thường trả lời trống không với thầy cô và người lớn giờ đây hành vi giao tiếp của em có tiến bộ rõ rệt, em nói chuyện có dạ thưa, xưng hô đúng mực với mọi người. Hay em Nguyễn Quang Đại trước đây khi mắc lỗi với người khác hay khi nhận quà em không nhận lỗi và nói lời cảm ơn, giờ đây em tiến bộ rất nhiều. Nói tóm lại: Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục”, trong đó đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy để giáo dục một đứa trẻ hoàn thiện về nhân cách đòi hỏi phải có sự phối hợp của cộng đồng xã hội. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một công việc và trách nhiệm của mỗi giáo viên, của toàn bộ nhà trường và của gia đình . Để làm tròn trách nhiệm này thì trước hết người giáo viên phải cần phải biết phối hợp là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để có biện pháp tốt nhất giáo dục các em. - Phải thương thực sự yêu học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh. Bản thân giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên phải thực sự tôn trọng nhân cách học sinh, coi học sinh như những người bạn nhỏ của mình, hiểu rõ hoàn cảnh, cá tính của từng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, trách xúc phạm, áp đặt học sinh. - Kết hợp khéo léo để giáo dục hành vi đạo đức tạo điều kiện cho các em thực hành, uốn nắn các hành vi đạo đức để trở thành thói quen, thông qua tất cả các hoạt động trong nhà trường như dạy và học tốt môn đạo đức, tham gia tích cực các hoạt động đội, ngoài giờ lên lớp V.KẾT LUẬN. Qua những năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng đạo đức học sinh yếu kém là nỗi lo của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội. Muốn giáo dục hành vi ứng xử của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh lớp 4 trong năm học thì vai trò của giáo viên, của cộng đồng trong xã hội phải được phát huy tối đa và triệt để. Vì vậy, đề tài tôi nghiên cứu nhằm giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 đạt hiệu quả, cần thực hiện những việc sau: Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên - học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc sống, học tập hàng một việc làm không thể thiếu là công tác phối hợp ba môi trường giáo dục. Để làm tốt điều này giáo viên cần mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh. Từ đó giáo viên cùng phụ huynh học sinh ký bản thoả ước, cùng phối hợp thực hiện giáo dục con em ở nhà, đồng thời luôn có sự thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về hành vi đạo đức của các em. Trao đổi thường xuyên với tổ tự quản nơi các em ở, bà con quen biết xung quanh để nắm thông tin ngoài nhà trường về hành vi đạo đức của học sinh. Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực do phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi giáo viên phải thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè,Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp. Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn: không chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn bè mày, tao. Với cách làm này đã giúp chấn chỉnh kịp thời những hành vi đạo đức mà học sinh biểu hiện chưa đúng, góp phần rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Việc sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoài sinh hoạt vui chơi,lao động, sinh họat Sao Nhi đồng đều góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học sinh đạt hiệu quả. Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp hay các buổi lao động tập thể ở điểm, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: kể chuyện về gương “ Người tốt- việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. Đối với tiết họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp tôi thường cho học “sắm vai”, xử lý tình huống hay kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ mọi người, những mẫu chuyện về những học sinh ngoan, lễ phép. Tất cả các giải pháp trên đã giúp tôi điều chỉnh kịp thời hành vi ứng xử của các em một cách có hiệu quả nhất định. Đề tài tôi nghiên cứu không đề cập đến toàn bộ tất cả những hành vi đạo đức của học sinh mà chỉ đi sâu vào việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 trường tiểu học Dân Hoà với những giải pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. VI.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Xuất phát từ những nguyên nhân về một số hành vi đạo đức của học sinh lớp 4 còn hạn chế, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh như sau: 1.Đối với giáo viên: Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp, luôn lấy những câu chuyện , tấm gương tốt gần gũi để động viên, giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Phối hợp thật tốt các lực lượng xã hội, các đòan thể trong nhà trường để có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh gắn liền thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực nhất. 2.Về phía nhà trường: - Cần chỉ đạo, hướng dẫn mở các chuyên đề với môn đạo đức, nhất là các tiết luyện tập thực hành, - Thường xuyên kiểm tra và rút kinh nghiệm việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng giai đoạn học tập. - Cần có sự động viên về vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh khi thực hiện tốt công tác này. - Cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các họat động tập thể, giúp các em mạnh dạ, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức, từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục cho các em hợp lí. 3.Về phía gia đình học sinh: Cần phối hợp tốt với nhà trường, các lực lượng giáo dục khác ngòai xã hội để có biện pháp giáo dục con em ở nhà thật tốt, tránh quá nuông chiều , hoặc giáo dục đạo đức cho các em không đúng hướng. 4. Đối với phòng giáo dục: - Cần quan tâm hơn đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh bằng cách mở các chuyên đề về giáo dục đạo đức cho học sinh để các trường có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trên, trong năm học qua công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp tôi đã đạt được kết quả cao, đóng góp một phần không nhỏ vào phong trào giáo dục của huyện nhà cũng như của địa phương, xứng đáng với niềm tin của phụ huynh học sinh và nhân dân trong xã . Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Dân Hòa,trong khi thực hiện tôi thấy rất đạt hiệu quả. Song với một số kinh nghiệm còn ít ỏi, trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp và hội đồng xét duyệt các cấp góp ý kến để đề tài của tôi được thực hiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Dân Hòa, ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Lê Thị Nga DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Thu Thuỷ – Nguyễn Hữu Hợp: “Hỏi đáp về dạy học môn đạo đức ở tiểu học” 2. Nhiệm vụ của HS ở sổ theo dõi lớp 4. 3. Nguyễn Minh Thuyết – Hoàng Cao Cương – Đỗ Việt Hùng: “Tiếng Việt 4, tập 1,2” - NXB giáo dục năm 2005. 4. Bùi Văn Sơm: “Hướng dẫn Cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm” NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG Chủ tịch hội đồng (Ký tên và đóng dấu) NHẬN XÉT, ĐÁ NH GI Á XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN Chủ tịch hội đồng (Ký tên và đóng dấu)
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_4.doc