SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Minh Quang A

Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người. Bác Hồ đã từng dạy : " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "

Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng là người vô dụng. Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình.

Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất : Đức, trí, lao,thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, là cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : " Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức "

Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là nơi không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.

doc 21 trang Diệu Anh 29/03/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Minh Quang A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Minh Quang A

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Minh Quang A
g đồng tình với những hành vi việc làm, lãng phí tiền của.
- Cách tiến hành:
+ Gọi HS đọc bài tập 1.
+ Em tán thành với những ý kiến nào trong bài 1. Vì sao?
+ GV nhận xét, đánh giá.
Mở rộng thêm thông tin về việc làm tiết kiệm của ( chiếu slide trên máy chiếu ):
+ Karl Hans Albrecht và Theo là tỷ phú người Đức
+ Trong cách tiêu dùng hàng ngày của người Nhật,
+ Thực hành tiết kiệm như Bác Hồ.
*Hoạt động 3: ( làm việc cá nhân )
- Mục tiêu: Học sinh nêu được các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS đọc nội dung của bài tập 2.
+ Theo em nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của ?
+ GV nhận xét, đánh giá.
-Rút ra kết luận ( phần ghi nhớ - SGK )
- Cho HS đọc ghi nhớ.
D. Củng cố.
E. Dặn dò.
- Về nhà hãy thực hành tiết kiệm ở gia đình mình.
- Chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của (tiết 2)

+ Thảo luận nhóm.
+ Trả lời.
+ Quan sát tranh.
-Các nhóm trình bày.
- Trao đổi, thảo luận.
- Tiếp thu ý kiến.
+ Đọc bài.
+ Tán thành: 
c. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của môt cách hợp lí, có hiệu quả.
d. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- Tiếp thu ý kiến.
+ Đọc nội dung bài 2.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe.
Ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ.
Thực hiện bài tập điền từ.
Thực hiện yêu cầu.
 Việc giáo dục, rèn luyện những hành vi đạo đức cho học sinh còn được tiến hành lồng xen ở tất cả các môn học (Lịch sử-Địa lí; Tập đọc, âm nhạc...), nhất là các tiết sinh hoạt tập thể. Tôi đã tổ chức nhiều hoạt động: ca hát, kể chuyện, vệ sinh trang trí lớp học, trồng và chăm sóc cây xanh trong lớp trong trường (ngày vì môi trường) để các em thấy được ý nghĩa việc mình làm, thêm yêu lao động và có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh. 
Biện pháp thứ ba: Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh thông qua quá trình đứng lớp và dạy các môn học khác.
 Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và nói lới cảm ơn ...
Ví dụ: Trong quá trình dạy học, khi đặt câu hỏi cho học sinh: “Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh?” Nếu học sinh trả lời: “Vì khí hậu mát mẻ” thì tôi liền yêu cầu em trả lời lại cho có đầu có đuôi và phải có lời “Thưa cô” đầu tiên khi trả lời câu hỏi: “Thưa cô, vì ở Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm”. Hoặc khi học sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết bảng. Nếu như em chỉ nhận bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc nhở cho các em khi nhận vật gì của người lớn trao cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn... 
 Ví dụ: Qua bài Tập đọc: “Đôi giày ba ta màu xanh” Ngoài việc giáo dục học 
sinh tôi ngoan ngoãn lễ phép như bạn “Lái” trong câu chuyện, tôi còn giáo dục cho học sinh của tôi khi nhận quà của bất cứ ai thì phải nói lời cảm ơn, với người lớn thì phải nhận bằng hai tay ....
 Hoặc qua bài dạy môn Luyện từ và câu: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi” tôi giáo dục cho học sinh khi yêu cầu đề nghị phải giữ phép lịch sự. Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự các em cần có cách xưng hô cho phù hợp với từng đối tượng giao tiếp như: với người lớn khi yêu cầu người lớn chỉ đường cần phải nói: “Bác làm ơn chỉ cho cháu biết nhà của bạn Lan ở đâu ạ?” Với bạn bè, em nhỏ phải có thái độ vui vẻ, hòa nhã, lịch sự...
Biện pháp thứ tư: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua phối hợp tốt “ gia đình- nhà trường- xã hội”
 Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả.Mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh. Qua thực hiện tôi đã nhận được thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh hằng tuần.
 Ví dụ: Thông tin từ phụ huynh học sinh em Đinh Quang Hiếu cho biết: về nhà Hiếu thường xuyên đi đá bóng, không học bài, không giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà.
Chính nhờ thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh mà tôi có cơ hội điều chỉnh hành vi ứng xử của các em một cách kịp thời và nhanh chóng.
Trao đổi thường xuyên với tổ tự quản nơi các em ở, bà con quen biết xung quanh để nắm thông tin ngoài nhà trường về hành vi đạo đức của học sinh.
Biện pháp thứ năm : Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Thấy cụ già chưa sang đường được, các em sẽ làm gì?
Qua câu trả lời của học sinh tôi sẽ khen ngợi hành vi biết giúp đỡ bà cụ qua đường, và điều chỉnh hành vi thái độ thờ ơ của một số bạn trong lớp.
Nếu thiếu sự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các em sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như: nói chuyện với bạn là “mày- tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác,Khi trường có khách đến chơi, khi học sinh gặp phụ huynh lớp khác, thầy cô giáo khác mà không chào tôi sẽ nhắc nhở các em : Gặp người lớn tuổi phải chào hỏi lễ phép. 
Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, tôi đã kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp.
Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, giáo viên có thể ngồi ở một nơi nào đó để quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi đạo đức như nói chuyện với bạn bằng mày-tao thì giáo viên kịp thời đến điều chỉnh cho các em. Hoặc trong giờ học, nếu có trường hợp bút viết của 1 học sinh hết mực mà có học sinh khá cho bạn mượn viết thì giáo viên phải kịp thời tuyên dương học sinh cho bạn mượn viết
Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn: không chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn bè mày, tao ...Với việc làm này, tôi được học sinh cung cấp thông tin kịp thời nên điều chỉnh có hiệu quả những hành vi sai lệch của các em.
Ví dụ: Việc phân công một học sinh một học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm một học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt tôi thấy có kết quả rõ rệt. Một hôm, có một học sinh chờ tôi sẵn ngay bàn giáo viên, khi tôi bước vào lớp thì em liền bảo: “Thưa cô trưa hôm qua đi học về bạn Mạnh gặp người lớn không chào, em nhắc bạn còn chửi em và còn thách em ngày mai vào thưa cô đi”. Lúc ấy tôi liền gặp riêng Mạnh và tìm cách giáo dục em. Tôi nói: : “Em là học sinh mà gặp người lớn không chào hỏi là học sinh không ngoan và không được mọi người yêu mến”. Trao đổi với em hồi lâu thì em hứa với tôi là em sẽ thực hiện những điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tôi được thông tin là em Mạnh khi gặp người lớn chào hỏi rất tốt.
 Biện pháp thứ sáu: Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ để giáo dục những hành vi ứng xử của học sinh.
 Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử cho học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay các buổi lao động tập thể ở điểm, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: kể chuyện về gương “ Người tốt- việc tốt”tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô. 
 Ví dụ: Tấm gương về bạn học sinh Mai Dương Anh Thắng- lớp 3A, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng nhặt được 200000 đồng của bác phụ huynh rơi ở sân trường em đã nhặt và đem trả lại. Việc làm tốt đó rất đáng khen ngợi.
 Ví dụ: Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cho học sinh xử lý tình 
huống: “ Giúp đỡ người già”, “ Khi bạn quên áo mưa”,
 Ngoài ra, trong tuần tôi dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt Sao, qua đó tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo dục hành vi ứng xử tốt. Qua việc sinh hoạt lớp đều đặn, học sinh trước đây vốn rụt rè, nhút nhát, nhiều em khi giáo viên hỏi mãi vẫn không trả lời, hoặc không biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt.
Ví dụ: Như em Nguyễn Văn Huy lúc trước khi hỏi đến em, Huy thường không trả lời, tôi hỏi mãi em mới lí nhí trong miệng mà tôi cũng chẳng nghe được gì. Nhưng bây giờ em tiến bộ rất nhiều, em đã nói to hơn trong những lần sinh hoạt tập thể, đồng thời cũng mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến trước đám đông
 IV. Kết quả giáo dục:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công khi giáo dục hành vi ứng xử cho học sinh lớp 4 do tôi chủ nhiệm. Kết quả giảng dạy môn Đạo đức được thể hiện cụ thể như sau:
 Thống kê chất lượng giáo dục môn Đạo đức lớp 4B ( năm học 2018-2019)
 Tổng số học sinh được đánh giá : 35.
Kì đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giữa kì I
10
28,6
25
71,4
0
0
Cuối kì I
11
31,4
24
68,6
0
0
Giữa kì II
17
48,6
18
51,4
0
0
Cuối kì II
20
57,1
15
42,9
0
0

Từ bảng trên cho ta thấy: 
Số lượng học sinh đạt mức “ Hoàn thành tốt” môn Đạo Đức tăng từ 10 học sinh 
( giữa kì I) lên tới 20 học sinh đạt “ Hoàn thành tốt” ( cuối kì II) năm học 2018 – 2019. Tăng 28,5 % so với đầu năm học. Kết quả này có tác dụng tích cực đến việc hình thành những năng lực, phẩm chất tốt cho học sinh lớp 4B tôi chủ nhiệm. Cụ thể:
Bảng thống kê chất lượng đánh giá về phẩm chất lớp 4B (năm học 2018-2019) Tổng số học sinh được đánh giá : 35.
Kì đánh giá
Phẩm chất tốt
Chăm học,
Chăm làm

Tự tin, trách nhiệm
Trung thực,
kỉ luật
Đoàn kết, 
yêu thương
Giữa kì I
10 Học sinh 
= 28,6%
10 Học sinh =28,6%
10 Học sinh =28,6%
10 Học sinh
 = 28,6%
Cuối kì I
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
Giữa kì II
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
11 học sinh 
= 31,4%
Cuối kì II
20 học sinh 
= 57,1 %
20 học sinh 
= 57,1 %
20 học sinh 
= 57,1 %
20 học sinh 
= 57,1 %
Bảng số liệu đã minh chứng cho ta thấy rõ, nhờ có kết quả giáo duc môn Đạo Đức tốt đã hình thành nên những phẩm chất tốt cho hoc sinh. Cụ thể kết quả cuối học kì II số lượng học sinh đạt hoàn thành tốt về phẩm chất so với giữa kì I tăng 28,5 %.
 Nói tóm lại: Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục”, trong đó đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy để giáo dục một đứa trẻ hoàn thiện về nhân cách đòi hỏi phải có sự phối hợp của cộng đồng xã hội.
C. PHẦN KẾT LUẬN .
I. Kết luận
 Qua những năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng đạo đức học sinh yếu kém là nỗi lo của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội. Muốn giáo dục hành vi ứng xử của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh lớp 4 trong năm học thì vai trò của giáo viên, của cộng đồng trong xã hội phải được phát huy tối đa và triệt để. Vì vậy, đề tài tôi nghiên cứu nhằm giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 đạt hiệu quả, cần thực hiện những việc sau: 
- Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên - học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo dục đạo đức học sinh. 
- Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. 
- Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong cuộc sống, học tập hàng một việc làm không thể thiếu là công tác phối hợp ba môi trường giáo dục. 
- Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực dù phải mất nhiều thời gian. 
- Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp.
Tất cả các giải pháp trên đã giúp tôi điều chỉnh kịp thời hành vi ứng xử của các em một cách có hiệu quả nhất định.
Đề tài tôi nghiên cứu không đề cập đến toàn bộ tất cả những hành vi đạo đức của học sinh mà chỉ đi sâu vào việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4 trường tiểu học nơi tôi đang công tác với những giải pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
II. Khuyến nghị.
- Đối với giáo viên: Phải dạy học bằng cả lương tâm, trách nhiệm của một nhà giáo và chú ý bồi dưỡng hay giúp đỡ học sinh kịp thời trên các hoạt động của tiết dạy;
- Về phía nhà trường cố gắng tạo điều kiện về cơ sở vật chất như máy chiếu, tranh ảnh, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể hay đi trải nghiệm thực tế liên quan tới chủ điểm bài học...để hỗ trợ giáo viên và học sinh khối 4 chúng tôi dạy tốt – học tốt môn Đạo đức.
- Đối với phòng GD&ĐT huyện: Cần mở chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức để cho giáo viên dạy lớp 4 có dịp gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy hay sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp. Qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp trong Hội đồng nhà trường và học sinh khối 4 của trường đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
*Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi viết không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 5 tháng 4 năm 2019
 Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Loan
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
“Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4”
Họ và tên : Ngyễn Thị Thanh Loan.
Ngày sinh : 08/03/1992
Chức vụ : giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Quang A
Huyện : Ba Vì.
Năm học: 2018-2019

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_4.doc