SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Định Công

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành suốt nhiều năm qua. Phong trào đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò trong các hoạt động giảng dạy - học tập, nâng cao yêu cầu về tính tích cực của học sinh khi hoạt động trong và ngoài nhà trường. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào.

Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội kéo theo một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế giới bên ngoài qua mạng Internet.

Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học cần phải được giáo dục một số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của các em. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt cho học sinh là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử phù hợp trong mọi tình huống; rèn thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội ; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.

Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4” để từ đó có thêm kinh nghiệm dạy học sinh không chỉ học tốt ở trường mà còn có thể tự ứng phó với những tình huống nảy sinh trong cuộc sống xã hội.

docx 13 trang Diệu Anh 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Định Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Định Công

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Định Công
âm hại mỗi năm), nguyên nhân bị xâm hại, hậu quả tiêu cực sau các vụ xâm hại,...để các em hiểu đây là một vấn đề nóng của xã hội. Tôi nói rõ một trong những biện pháp phòng chống tốt nhất là có hiểu biết về vấn đề này nên dần dần, các em hào hứng tham gia. Tôi cung kiến thức, sau đó cho các em thảo luận, vẽ tranh để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Tôi không chỉ dạy bài học này trong vòng 1 tiết học mà thường xuyên nhắc lại, hỏi han, gợi chuyện để các con tâm sự, bày tỏ những cách thức xử lí vấn đề của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Quy tắc 5 ngón tay này vô cùng đơn giản và dễ thuộc (H10) 
= Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Con có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi con còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, con sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, con hãy hét to và gọi mẹ.
Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, con chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
Ngón áp út - người quen của gia đình mà con mới gặp lần đầu. Với những người này, con chỉ nên dừng lại
ở mức vẫy tay chào.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến con thấy lo sợ, bất an. Với những người này, con hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
Công tác rèn kĩ năng sống cho học sinh được trường Tiểu học Định Công đặc biệt chú trọng. Hoạt động này đã được thành Đoàn Hà Nội ghi nhận và đăng tin trên báo của Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội (số 27+28 –01+02/2019).
Biện pháp 5 : Giáo viên g ần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh để các em vui vẻ đến trường, tích cực học tập; tin tưởng, chia sẻ mọi vấn đề khó xử mà các em gặp phải
Mục tiêu
Rèn tư duy sống tích cực, ham thích tham gia giao tiếp xã hội.
Rèn kĩ năng chia sẻ cảm xúc, những vấn đề khó xử, khó giải quyết mà bản thân đang gặp phải với những người đáng tin cậy.
Cách thực hiện
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo lựa chọn vị trí ngồi của học sinh để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào.
Giáo viên gần gũi, thân thiết với các học sinh của mình để các em dễ dàng tâm sự, nói ra những điều khó xử trong cuộc sống, từ đó tư vấn, định hướng, giúp đỡ các em ứng xử sao cho phù hợp nhất.
Biện pháp 6 : Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện dạy các em kĩ năng sống cơ
bản
Mục tiêu
Rèn kĩ năng sống cho học sinh trong nhiều môi trường, nhiều hoàn cảnh khác nhau.
 Cách thực hiện
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi.Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận sau này.
Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập, sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.
Giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội mai sau.
Biện pháp 7: Động viên, khen thưởng
Mục tiêu
Giúp học sinh có động lực để thực hiện những hành vi tốt.
Khuyến khích được nhiều học sinh cùng tham gia thực hiện những kĩ năng sống tích cực.
Cách thực hiện
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn là người giáo viên phải chú ý đến công tác động viên, khen thưởng học sinh.
Động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các em để tạo cho các em sự hứng thú làm việc tốt, từ đó dần dần tạo thành thói quen hữu ích. Vì vậy, các em thi đua nhau “nói lời hay, làm việc tốt”. Cuối tuần có sơ kết, đánh giá các việc mà học sinh đã làm, tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, có nhiều hành vi, ứng xử đẹp. Cuối học kì khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích tốt trong học tập và rèn luyện những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những lời khen và những món quà của cô giáo tặng. Vì thế, các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Kết quả đạt được
Sau gần một năm học thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy:
Tinh thần và thái độ học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Trong các giờ học, khả năng diễn đạt trước đám đông của một số học sinh nhút nhát, rụt rè nay tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đã dám nêu nhận xét của mình một cách khá đầy đủ, lưu loát khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
Học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát sinh trong quá trình học tập và vui chơi với nhau. Không còn hiện tượng các em giận nhau, cãi nhau làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng kể.
Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước.Trong giờ chơi hay trong các hoạt động tập thể không nghe em nói bậy, phát biểu linh tinh, các em gọi nhau với cách xưng hô khá thân mật.
Học sinh trong lớp chấp hành rất tốt luật giao thông, thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy hoặc xe đạp điện, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh trong lớp đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này năm trước .
Các em qua tìm hiểu đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý tình huống, tuyệt đối không theo và nhận quà của người lạ.
Hoàn toàn không có việc học sinh bỏ học.
Thống kê khảo sát nhận thức về các kĩ năng sống sau thời gian tổ chức thực hiện sáng kiến của học sinh lớp tôi chủ nhiệm
Các hành vi
của học sinh quan sát được

Mức độ rất thấp

Mứcđộ
 thấp

Mức độ
trung bình

Mức độ
 cao

Mức độ rất cao



10/55
21/55
24/55
Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm
(18%)
(38%)
(44%)
Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức khỏe của mình.


8/55
(14%)
19/55
(35%)
28/55
(51%)
Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.

7/55
(13%)

15/55 (27%)

21/55 (38%)
12/55
(22%)
Biết tự khẳng định và xử sự bình
đẳng.


16/55
(29%)

27/55 (49%)
12/55
(22%)
Biết biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng người khác.

10/55
(18%)
15/55
(27%)

19/55 (35%)
11/55
(20%)

Ý thức về giá trị bản thân.



30/55 (55%)

15/55 (27%)
10/55
(18%)
Biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ.

6/55
( 11%)

29/55 (53%)

12/55 (23%)
8/55
(13 %)
Qua bản thống kê tôi nhận thấy học sinh trong lớp đã đổi mới về nhận thức, đổi mới về hành vi, có chuyển biến rất nhiều về những và kĩ năng sống so với thời điểm chưa tổ chức thực hiện đề tài. Thời điểm đầu năm học, các hành vi mà tôi quan sát được đều có mức độ thấp, không có mức độ rất cao. Tuy nhiên, sau thời gian khai, các hành vi đạt mức độ thấp giảm hẳn, thậm chí không còn. Ngược lại, hành vi đạt mức độ cao tăng lên, nhiều học sinh đạt được mức độ rất cao trong bảng tham chiếu.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
Thu hút , huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia.
Vai trò giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục.
Vai trò của cha mẹ học sinh tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh.
Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này.
Xây dựng tập thể lớp học đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kĩ năng phối hợp trong học tập, rèn luyện và vui chơi.
Dần hình thành lực lượng nòng cốt có năng lực trong học sinh của trường làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kĩ năng sống cho các học sinh khác.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Những kết luận quan trọng nhất được rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm
Việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là một công việc hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được cách rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm, kĩ năng mà các em sẽ gặp lại trong cuộc sống ,là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc rèn luyện kỹ năng sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói, việc làm. Nó còn giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ sống tích cực hơn. Có kĩ năng tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, trách nhiệm, hợp tác, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại và tương lai.
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về những giải pháp trong đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” thì khả năng ứng dụng rộng rãi vào các lớp khác rất khả thi. Các biện pháp rèn kĩ năng sống này này rất dễ thực hiện cho học sinh tiểu học. Với các hình thức phong phú nêu trên, các em sẽ nhận thức được, kĩ năng sống là một một trong những chuẩn mực trong một xã hội văn minh. Trước mắt, những biện pháp này giúp cho các em đổi mới phương pháp, tích cực học tập, có năng lực tự học và biết tự điều chỉnh hành vi, tự giác chấp hành tốt nội qui nhà trường. Trong tương lai, nó có thể xem là hành trang cần thiết cho các em trong cuộc sống, là những vốn sống không thể thiếu của một người lao động chân chính trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Bài học kinh nghiệm được rút ra sau nghiên cứu và thử nghiệm
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để
bổ sung kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học như sau:
Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo của Ngành, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh trong lớp.
Chủ động trong công việc, nắm bắt kết quả qua các bước thực hiện một cách nhanh nhất để đưa vào việc
điều chỉnh kế hoạch đúng lúc, đúng thời điểm.
Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh.
Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên trong tổ khối, ban đại diện cha mẹ học sinh.
Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của các thành viên là học sinh cốt cán trong câu lạc bộ “ Rèn luyện kĩ năng sống” khi thực hiện chuyên đề để có tư vấn giúp đỡ cần thiết.
Làm tốt công tác chủ nhiệm vì GVCN là người có vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở động viên, phát hiện những mặt tích cực, tiêu cực của học sinh lớp mình nhanh nhất.
Khuyến nghị
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề chuyên sâu về rèn kĩ năng sống cho học sinh để nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi để giáo viên các trường học hỏi kinh nghiệm về rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp thực hiện tốt và thường xuyên nhiệm vụ này, xin đề nghị các cấp lãnh đưa hoạt động giáo dục rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trở thành một nội dung cơ bản của chương trình sinh hoạt Đoàn - Đội.
Để phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ phải làm theo năm nội dung mà Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đi vào chiều sâu, nhất thiết phải tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ được giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống phù hợp với xu thế của thời đại mới.
Đối với nhà trường
Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập, nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ.
Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn kinh nghiệm cho giáo viên trẻ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu, cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội diễn ra hàng ngày qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ đó cung cấp lại thông tin chính xác, có chọn lọc cho học sinh, giúp học sinh nắm bắt tình hình xã hội và các cách ứng xử phù hợp.
Xem hiệu quả thực hiện rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một tiêu chí đánh giá cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” của các lớp.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lo.docx
  • pdfTrường Tiểu học Định Công_ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 - tin nổi bật.pdf