SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa.
Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học.
Trong công tác giáo dục bậc Tiểu học là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học cho học sinh lớp 3/2 thông qua môn Đạo đức

ng bà cha mẹ trong gia đình. *Gia đình em gồm những ai? - Giáo viên yêu cầu HS làm việc nhóm đôi theo yêu cầu sau: * Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về những việc mình đã được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào? - GV mời một số học sinh kể trước lớp. - Thảo luận cả lớp. * Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi ngượi trong gia đình đã dành cho em.? * Đối với những bạn nhỏ phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ thì sao? - GV nhận xét, kết luận. Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là hạnh phúc và quyền mà mọi trẻ em đều được hưởng.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn còn có những bạn phải chịu thiệt thòi, sống thiếu sự quan tâm của gia đình ông bà cha mẹ, anh chị em . Chúng ta cần phải cảm thông và chia sẻ với các bạn đó. Xã hội và mọi người phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn đó về cả vật chất và tinh thần. Thực hành ở nhà: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của bản thân về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho em. Tiết 2 Hoạt động 3: Đánh giá hành vi Mục tiêu: HS bước đầu biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và chưa đúng trong việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ,anh chị em. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, thảo luận nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét các ứng xử của các bạn trong các tình huống đó. - GV mời đại diện nhóm trình bày -Cho cả lớp trao đổi, thảo luận. - GV nhận xét. * Yêu cầu HS liên hệ các việc làm của các bạn Hương, Phong, Hồng với bản thân? * Ngoài những việc đó, em còn có thể làm được những việc gì khác? * Vì sao em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? * Việc em quan tâm, chăm sóc tới những người thân trong gia đình sẽ đem lại điều gì? 1/ Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: Củng cố một bước nhận thức của HS về bổn phậnđối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Gv đưa lần lượt từng ý kiến: a) Trẻ em có quyền được ông bà cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc. b) Chỉ có trẻ con mới cần được quan tâm, chăm sóc. c) Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ bằng cach giơ thẻ màu: + Thẻ màu đỏ: tán thành. + Thẻ màu xanh: không tán thành. + Thẻ màu trắng: lưỡng lự. * Vì sao em tán thành (không tán thành) ý kiến đó? * Em đã được ông bà, cha mẹ thương yêu,chăm sóc như thế nào? - GV nhận xét, kết luận 2/ Hoạt động 5: Xử lí tình huống và đóng vai. - GV mời một nhóm đóng vai tình huống mở sau: “Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được.” GV nêu yêu cầu: Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì? vì sao? Và yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai. - Mời các nhóm lên xử lí * Theo Em nhóm nào thể hiện thương ông nhất? * Kể tên những việc nhóm 2 làm thể hiện quan tâm ông? - Hỏi HS đóng vai ông: em nghĩ gì khi người cháu của nhóm 2 quan tâm? - GV chốt ý. 3/ Hoạt động 5: Bày tỏ tình cảm Mục tiêu: HS biết bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình. Liên hệ bản thân. - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân theo các gợi ý: * Hàng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em? * kể lại 1 lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ? * Bạn đã quan tâm, chăm sóc đến người thân trong gia đình chưa? - GV tuyên dương những học sinh đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân. Khuyên nhủ những học sinh chưa biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. GV kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, là những người thân yêu nhất của các em. Đó là những người luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho các em tất cả những gì tốt đẹp nhất. Các em có trách nhiệm, bổn phận yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm và hạnh phúc. 4/ Vận dụng: HS múa, hát, kể chuyện, đọc thơ,...về chủ đề bài học. - GV gợi ý để học sinh tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục. - Sau mỗi phần trình bày, GV gợi ý để học sinh thảo luận về ý nghĩa bài hát, bài thơ đó. - GV củng cố bài, nhận xét giờ học, tuyên dương 1 số học sinh tích cực học tập. - Dặn học sinh: + Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. + Chuẩn bị bài học sau: “Chia sẻ vui buồn với bạn” - HS hát tập thể 1-2 HS trả lời -Bài hát nói lên tình cảm yêu thương giữa những người thân trong gia đình. HS nêu HS đọc lại truyện HS trả lời nhóm đôi + Chị em Ly đã hái những bông hoa dại ven đường xếp thành một bó và đem tặng mẹ nhân ngày sinh nhật. + Khi nhận hoa, mẹ vui mừng ôm hai chị em Ly vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy” + Vì mẹ Ly thấy 2 con mình đã nhớ đến sinh nhật của mẹ mà chính bản thân mẹ quên mất sinh nhật mình, chị em Ly đã biết quan tâm, chăm sóc đến mẹ khiến mẹ rất vui và hạnh phúc. - Cả lớp trao đổi bổ sung. - 2-3 HS trả lời. + Con cháu có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ và những người thân trong gia đình. + Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mạng lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình. - HS các nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày HS nêu - Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một tình huống). + Việc làm của các bạn thể hiện tình thương yêu chăm sóc và sự quan tâm ông bà, cha mẹ: Hương (tình huống a), Phong (tình huống c), Hồng (tình huống d). + Việc làm của các bạn chưa quan tâm đến bà, em nhỏ: Sâm (tình huống b), Linh (tình huống d). - HS liên hệ để trả lời. HS nêu - Một số học sinh lần lượt kể. - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm thẻ màu. - HS giải thích lí do tán thành, không tán thành từng ý kiến. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS liên hệ và đóng vai - 1 nhóm học sinh đóng vai tình huống mở, lớp theo dõi. - HS các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai. - các nhóm lên đóng vai. Ví dụ: + Nhóm 1: Đi chơi, mặc kệ ông và không quan tâm đến ông. + Nhóm 2: Lấy thuốc cho ông uống, đọc báo cho ông nghe. - HS: Ông và cháu, cháu thương ông nhất... - Nhóm 2 - Giúp ông uống thuốc, đọc báo cho ông nghe. - HS nhận xét. - HS tự kể HS tự liên hệ và trình bày trước lớp HS trả lời HS tự nêu HS tự nêu - HS tự giới thiệu và biểu diễn các tiết mục đan xen. - HS thảo luận về ý nghĩa của bài hát, bài thơ đó. Như vậy những nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học này đựơc giải quyết như sau: 1/ Giáo dục ý thức đạo đức: Yêu cầu của chuẩn mực: Giúp học sinh hiểu: Con cháu trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình ấm hơn hạnh phúc hơn. Ý nghĩa , tác dụng, tác hại. + Cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì: + Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ta, là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, dành cho ta những gì đẹp nhất. + Làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em: Phấn khởi, mau khỏi bệnh, chia sẻ bớt công việc với mọi người trong gia đình, giúp gia đình đầm ấm, bản thân học sinh được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quý mến, khen ngợi. +Tác hại: nếu không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em buồn phiền, sức khoẻ giảm sút, lâu lành bệnh, không khí gia đình nặng nề, bản thân học sinh bị mọi người xung quanh chê cười. Để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em em cần làm gì? làm như thế nào? + Khi ông bà, cha mẹ già yếu: Bưng cơm, mời nước, đọc sách báo. + Khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau: mua thuốc, nấu cơm, cháo. mua đồ ăn, mời bác sĩ khám bệnh... + Khi ông bà cha mẹ mệt nhọc: Xách đồ hộ, lấy nước uống... + Khi có miếng ngon, vật quý: mời ông bà, cha mẹ, anh chị em ăn trứơc. + Khi anh chị em bận việc: Không nghịch đồ, làm ồn... 2/ Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học: Hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm: + Đối với ông bà, cha mẹ: Kính yêu, biết ơn; anh chị em: kính yêu, nhường nhịn. + Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc một cách tự nguyện, tận tình, chu đáo. + Đối với những hành động biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em thì đồng tình, ủng hộ; Đối với những hành động không biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em khi cần thiết cần nhắc nhở, phê phán, chê cười. 3/ Giáo dục hành vi thói quen quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em: Hình thành ở học sinh những hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, trong cuộc sống hằng ngày khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau, mệt nhọc... 4/ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức: như nhổ tóc bạc cho ông bà, đọc báo cho ông bà nghe .. IX / KẾT LUẬN VÀ KẾT QUẢ : 1/ Kết luận: Nói tóm lại, giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là sự nỗ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo. Hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn của các thành phần người với vai trò, vị trí, ý thức lương tâm, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội.Việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành con người “vừa chuyên vừa hồng” cho đất nước đòi hỏi phải có sự kết hợp , nhà trường, gia đình và xã hội. - Đối với nhà trường: Nhà trường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức. Thực hành đạo đức là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen. Giáo dục Kĩ năng sống cho các em Vì vậy giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. - Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn là tấm gương người thầy. Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học. Hiện tại sự chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học được thể hiện rõ trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học . Mỗi nhà trường cần phải quán triệt đến tận thầy cô giáo để mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những gút mắc trong các em. -Đối với gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo. -Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương có một sân chơi lành mạnh để các em sinh hoạt, vui chơi để tránh xa những thói quen tật xấu, không còn những tệ nạn, làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau. Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ. Giáo dục đạo đức là hoạt động góp phần quan trọng lớn lao trong sự nghiệp trồng người của mỗi thầy cô giáo. Qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã nhận thấy, không phải chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy nghề mà phải hết sức chú ý đến việc dạy người. Mà Bác Hồ thường nói : “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Bản thân tôi đã vận dụng điều đã tìm hiểu trên vào công tác giảng dạy qua Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh cá biệt cho học sinh lớp 3/2 Trường Tiểu học Định Hiệp qua bộ môn Đạo đức lớp 3. Được thể hiện một số mặt hoạt động và mang lại kết quả như sau: Tất cả các em đều có ý thức học tập, chuyên cần tốt, tham gia lao động tốt , vâng lời cha mẹ, khi đi học về thường lễ phép, biết quan tâm đến những người trong gia đình em, biết phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giúp mẹ nấu cơmbiết được một số kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. 2/ Kết quả : NĂM HỌC : 2008 -2009 TSHS HOÀN THÀNH TỐT TỈ LỆ HOÀN THÀNH TỈ LỆ 31/15 nữ 20/15 64,5 11 35,5 NĂM HỌC : 209 -2010 TSHS HOÀN THÀNH TỐT TỈ LỆ HOÀN THÀNH TỈ LỆ 32/16 nữ 25/16 78,1 7 21,9 HỌC KÌ I: NĂM HỌC 2010 -2011 TSHS HOÀN THÀNH TỐT TỈ LỆ HOÀN THÀNH TỈ LỆ 35/14 nữ 30/16 85,7 5 14,3 Xuất phát từ những kết quả đã được và những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết học đạo đức. Trên đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh lớp 3/2 của bản thân tôi, thực hiện trong năm học 2008- 2009, 2009 – 2010 và năm học 2010- 2011. Bản thân tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên trong suốt 3 học liền tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng đi lên. Tôi nêu lên các biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 nói riêng và cho học sinh Tiểu học nói chung. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của BGH và các bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”.Trong giai đoạn phát triển hiện nay. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí! Định Hiệp, ngày 12 tháng 02 năm 2011 Người viết Phạm Thị Thanh NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM . . NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_dao_duc_hoc.doc