SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 5B Trường tiểu học Mỹ Phước D
Đất nước ta đang dần tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những ngành chủ chốt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm chất đạo đức tốt. Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu không thể thiếu được, qua mọi thời đại. Ở bậc tiểu học, tất cả các môn học thì môn nào cũng quan trọng, nhưng riêng đối với môn Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục ý chí những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức ( có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức ) … Để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam. Tôi thấy nội dung giáo dục môn Đạo đức được lập đi, lập lại từ lớp dưới lên lớp trên, nhưng yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ngày cần được nâng cao hơn.
Mặc dù hiện nay đạo đức học sinh nói chung đã có phần sa sút về đạo đức, không ít học sinh thiếu tôn trọng và vô lễ đối với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh. Phần lớn là do tác động của cuộc sống ảnh hưởng từ môi trường xã hội, ảnh hưởng của sách báo và nhất là phim ảnh, nạn ma túy tràn lan vào học đường.
Vì thế, nếu như người giáo viên chủ nhiệm không có kế hoạch và biện pháp tốt để giáo dục thì các em đó sẽ ra sao? Để khắc phục những thiếu yếu trên, tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 5 mà tôi trực tiếp giảng dạy mấy năm qua.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 5B Trường tiểu học Mỹ Phước D

chơi đố vui: Ví dụ như trò chơi “ Nếu ... thì.. ”; “ Đón hành động không lời ”; “ Hái hoa dân chủ ”; “ Đón xem con gì ? ”; “ Xem hình đón tên ” + Những trò chơi tiếp sức: Ví dụ như tiếp sức viết tên các di tích lịch sử và văn hóa; các danh lam thắng cảnh; các danh nhân Việt Nam, giữa các nhóm. + Các trò chơi khác như trò chơi: “ Tặng hoa bạn tốt ”; “ Tặng lời khen cho bạn ”; “ Vòng tròn giới thiệu tên ” Ví dụ: Dạy bài “ Tôn trọng phụ nữ ”. Tổ chức thảo luận nhóm và chơi trò chơi tiếp sức. - Các nhóm hãy tiếp sức nhau lên viết tên các phụ nữ Việt Nam thành đạt trong xã hội mà em biết. Ví dụ: Dạy bài “ Em yêu tổ quốc Việt Nam ” tổ chức cho các nhóm đố vui: Tìm những hình ảnh về Việt Nam trong các tranh ảnh ở bài tập 2 trang 36. Ví dụ: Dạy bài “ Em là học sinh lớp 5 ” tổ chức chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên ” để các em biết tên nhau cho dễ xưng hô vào đầu năm học. - Mục đích tổ chức trò chơi có thể là để khởi động, giới thiệu bài; có thể là để học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài có thể để rèn luyện thái độ, kỹ năng ứng xử cho học sinh; có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. 3.8. Giáo viên cần có những loại phương tiện nào để nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức? Ngày nay các phương tiện kỹ thuật hiện đại đang được đưa vào dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng. Phương tiện gồm các loại sau: + Phương tiện in vẽ: Các loại tranh, ảnh, hình vẽ minh họa cho các tình tiết, tình huống, hành vi của truyện kể đạo đức ( để học sinh rút ra bài học đạo đức ), hoặc được đưa ra để học sinh đánh giá, xử lý trong quá trình thực hành. + Các phương tiện là đồ vật, mô hình: Ví dụ để sắm vai cụ già cần có cây gậy, kính, mũ nón, + Các phương tiện nghe nhìn như Video, đầu đĩa Ví dụ: Video cho học sinh xem phim có nội dung: Trật tự an toàn giao thông; 15 phút ở bệnh viện Chợ Rẫy; Tác hại của tiêm chích ma túy; phong cảnh của Tổ quốc Việt, 3.9. Trong dạy học môn Đạo đức giáo viên nên sử dụng những hình thức tổ chức nào ? Dạy môn Đạo đức có thể phân biệt rõ tiết 1 và tiết 2. Ngoài hình thức bài lên lớp, giáo viên có thể vận dụng những hình thức tổ chức sau: + Dạy học tại hiện trường: Ví dụ tiến hành dạy bài “ Kính già, yêu trẻ ” các em biết giúp đỡ các em lớp 1, lớp 2 như xếp hàng khi chào cờ, tập thể dục giữa giờ, + Tham quan: Khi dạy bài “ Nhớ ơn tổ tiên ” Ngoài việc giáo dục các em viếng mộ ông bà, giáo viên còn tổ chức cho các em viếng thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm khu căn cứ Tỉnh Ủy rừng tràm Mỹ Phước, Tham quan Ủy ban nhân dân xã khi dạy bài “ Ủy ban nhân dân xã ( phường ) em ”. + Dạy học theo nhóm: Ví dụ thảo luận theo nhóm, điều tra theo nhóm. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh điều tra theo nhóm để tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh gặp các cụ chiến binh ở địa phương. Khi dạy bài “ Em yêu hòa bình ”. + Dạy học cá nhân: Tổ chức cho từng em học sinh làm bài tập đạo đức theo phiếu học tập cá nhân, làm bài tập trong vở bài tập. + Tổ chức cho học sinh tự học ( học sinh tự trả lời những câu hỏi, tự thực hiện những hành vi đạo đức ). 3.10. Giáo viên cần kết hợp dạy học theo lớp, theo nhóm, cá nhân thế nào? - Hình thức cá nhân được áp dụng chủ yếu khi tổ chức cho học sinh làm bài tập đạo đức theo phiếu học tập hoặc theo sách giáo khoa. - Dạy học theo nhóm có thể vận dụng khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tham gia trò chơi - Dạy học toàn lớp thường được sử dụng khi giáo viên kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, giao nhiệm vụ cho nhóm hay cá nhân, tổ chức cho học sinh trình bày kết quả hoạt động trước lớp, tiến hành một số phương pháp kể chuyện, nêu gương * Giáo viên cần ưu tiên vận dụng hình thức nhóm – Tạo điều kiện cho học sinh được trao đổi với nhau, giúp đỡ nhau, hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình học tập môn Đạo đức. 3.11. Ngoài việc học trên lớp giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự học ở nhà. Học ở nhà, học sinh không những củng cố tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là biến chúng thành hành vi, thói quen tốt hằng ngày, định hướng cho thái độ tình cảm của các em. Nói cách khác, việc tự học ở nhà góp phần tạo nên sự thống nhất hợp kim giữa ý thức, thái độ, hành vi ở trẻ em. Tự học bao gồm những việc sau: - Học bài đạo đức các hành vi, trong đó, có thể trả lời miệng các câu hỏi có liên quan như “ Tại sao ”; “ như thế nào ”. - Thực hiện tốt các hành vi, công việc khác nhau do chuẩn mực đạo đức quy định. - Hoàn thành các phiếu thực hành, các sản phẩm, vật mẫu liên quan đến sưu tầm, điều tra hoạt động ngoại khóa. - Chuẩn bị cho bài lên lớp như những dụng cụ đồ vật dùng để đóng vai diễn, hoạt cảnh, trò chơi - Giáo viên tăng cường hoạt động thực hành thay cho việc đọc, ghi nhớ máy móc - Để học sinh thực hiện tốt việc tự học, giáo viên cần đưa nội dung tự học vừa sức, tích cực, giúp các em hiểu rõ nhiều công việc cần làm và cách thực hiện, phối hợp với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của các em. Đặc biệt là đối với những công việc điều tra sưu tầm, tham gia hoạt động ngoại khóa Ví dụ: Theo bài “ Nhớ ơn tổ tiên ”, học sinh có thể: - Tự trả lời những câu hỏi như: Các em cần làm làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên ? - Học sinh ghi lại những việc đã làm vào phiếu rèn luyện, thực hành. - Chuẩn bị những dụng cụ, đồ vật cho trò chơi sắm vai theo yêu cầu của giáo viên. 3.12. Trong dạy học môn Đạo đức có 3 tiết dành cho địa phương, giáo viên có thể tổ chức thành các hoạt động ngoại khóa: Để vận dụng được hình thức này, giáo viên cần lưu ý: Tính chất bài đạo đức phù hợp với hoạt động; hoạt động vừa sức với khả năng, hứng thú của học sinh. Ví dụ: Với những bài sau, có thể vận dụng hình thức này: Bài “ Tình bạn ” – Học sinh học giỏi giúp đỡ học sinh yếu, bênh vực bạn có sức khỏe yếu. Bài “ Tôn trọng phụ nữ ”, học sinh nam không lấn lướt, coi thường các bạn nữ trong lớp. Bài: “ Em yêu hòa bình ” học sinh biết giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ gặp khó khăn, quyên góp giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, tham gia phong trào “ Áo lụa tặng bà ” Sau khi hoạt động được tổ chức giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh báo cáo kết quả, đánh giá những việc mình làm 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: 4.1. Trong dạy học môn Đạo đức, có thể kiểm tra - đánh giá tri thức đạo đức ở học sinh bằng cách nào ? Việc kiểm tra – đánh giá tri thức đạo đức có thể thực hiện bằng cách sau: - Kiểm tra nói: Có thể yêu cầu học sinh nói lại phần ghi nhớ, bài học. Song tốt hơn là yêu cầu các em trả lời những câu hỏi về sự cần thiết và cách thực hiện hành vi. Ví dụ: Đối với bài “ Ủy ban nhân dân xã ( phường ) em ” giáo viên có thể nêu các câu hỏi để học sinh trả lời: - Ủy ban nhân dân xã ( phường ) làm những việc gì ? - Vậy chúng ta có thái độ như thế nào đối với Ủy ban nhân dân xã ( phường ) mình ? * Cách kiểm tra này được vận dụng chủ yếu sau bài đạo đức. + Kiểm tra viết: Học sinh cần trả lời câu hỏi dạng tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Tự luận là những câu hỏi về sự cần thiết, cách thực hiện các chuẩn mực hành vi như “ tại sao?”; “ như thế nào ?”; “ có lợi gì ”; “ có hại gì ?” Trắc nghiệm khách quan học sinh trả lời các câu hỏi dưới dạng sau: Câu hỏi “ đúngsai ”. Ví dụ: Bài “ Kính già yêu trẻ ”. Hãy ghi chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) cào các ô trống sau: o Chỉ cần giúp đỡ ông bà, em nhỏ trong gia đình là biết kính già yêu trẻ. o Kính yêu, lễ phép, giúp đỡ người già và thương yêu giúp đỡ em nhỏ ở bất cứ nơi nào là biết kính già yêu trẻ. Câu hỏi nhiều lựa chọn: Ví dụ: Bài “ Tình bạn ”. - Hãy đánh dấu + vào 1 ô mà em cho là đúng nhất. + Nếu bạn bè không quan tâm giúp đỡ nhau thì: o Cô giáo sẽ không hài lòng. o Bạn bè sẽ không cho mình quà. o Khó khăn không được chia sẻ, chậm tiến bộ, tình bạn không gắn bó. 4.2. Để kiểm tra thái độ, tình cảm đạo đức của học sinh thì giáo viên làm thế nào ? * Giáo viên kiểm tra, đánh giá thái độ tình cảm học sinh bằng những cách sau: + Kiểm tra nói: Giáo viên có thể đề nghị học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình khi thực hiện những hành vi công việc theo chuẩn mực quy định qua việc giải thích động cơ việc mình làm. Ví dụ: Bài “ Nhớ ơn tổ tiên ” sau khi học sinh nêu một số việc mình đã làm để chăm sóc ông bà, cha mẹ trong thời gian qua, giáo viên có thể hỏi học sinh: Vì sao em làm những công việc đó ? Khi đó, học sinh sẽ nói lên động cơ là tình cảm của bản thân đối với những người trong gia đình, trong dòng họ. - Giáo viên có thể đưa ra một vài hành vi: “ Đôi bạn cùng nhau đi trong rừng, bổng xuất hiện trước mắt họ một con gấu. Một người lập tức bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp. Người kia đứng lại, anh liền ngã lăn ra đất giả vờ chết. Gấu chỉ ngưởi vào mặt anh rồi bỏ đi ”. Giáo viên hỏi: Các em có tán thành với thái độ của người bỏ chạy không ? Vì sao ? + Trong trường hợp này, học sinh bày tỏ thái độ của mình cần đối xử tốt với bạn bè gặp nguy hiểm, + Kiểm tra viết: Giáo viên đưa ra một số câu dẫn hay phát biểu và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ với các mức như đồng ý ( tán thành ), phân vân, không đồng ý ( không tán thành ) Ví dụ: Bài “ Em yêu quê hương ”. - Hãy đánh dấu ( + ) vào những trường hợp thể hiện tình quê hương phù hợp với thái độ của em. STT Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa. 2 Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. 3 Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương. 4 Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê. 5 Không về thăm quê 6 Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm. 7 Chỉ có người giàu mới cẩn trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. 4.3. Làm thế nào để kiểm tra đánh giá hành vi của học sinh? Giáo viên quan sát việc học sinh thể hiện hành vi, thực hiện công việc liên quan bài học đạo đức và tình cảm của mình. Những hành vi, công việc có thể được thực hiện một cách “ bình thường ” trong cuộc sống của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ như vệ sinh trường, lớp học, vệ sinh cá nhân, Chào hỏi người lớn có thể là đứng nghiêm, cất mũ, nón, tươi cười, nói lời phù hợp Có thể thông qua các hoạt động thường ngày của học sinh mà giáo viên biết được hành vi của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp * Mặc dù hành vi của các em lại chưa bền vững. Người giáo viên cần phải kiên trì theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, kịp thời. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá hành vi học sinh cũng có thể được thực hiện thông qua bạn bè, gia đình học sinh, các tổ chức xã hội Cần để đánh giá thêm khách quan công bằng. - Giáo viên nêu thêm một số hành vi đạo đức tốt có liên quan đến nội dung từng bài học cho học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân. - Thường xuyên lồng trong bài học gương các danh nhân nổi tiếng về lòng hiếu thảo, tính nhân hậu để học sinh có biểu tượng về hành vi đạo đức. - Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội sinh hoạt giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Các em luôn liên hệ thực tế với nội dung bài học, để phân tích, phê phán cái xấu, cái sai Các sự việc xảy ra trong đời thường ở xung quanh mình. - Đối với học sinh có thái độ không thật thà trong học tập, mỗi tiết kiểm tra cho ngồi đối diện với giáo viên để nhắc nhở, động viên để các em học tập tốt hơn. - Nếu một học sinh chưa đủ những chứng cứ thì giáo viên tổ chức nhận xét đánh giá học sinh đó cho đủ chứng cứ qua tiết thực hành giữa kì I, cuối kì I; thực hành giữa kì II và cuối năm. C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Qua thực hiện những kinh nghiệm trên, tôi thấy: - Học sinh hứng thú học tập khi học môn Đạo đức. - Học sinh thích tìm tòi sách báo, ở Thư viện trường để đọc những truyện kể áp dụng vào bài học đạo đức. - Học sinh thích tham gia thực hiện các hành vi chuẩn mực đạo đức tốt. - Học sinh thích nhận vai các nhân vật có hành vi đạo đức tốt khi liên hệ thực hành. - Đa số học sinh đã khắc phục được những hành vi sai trái mà đầu năm đã mắc phải. Đến nay các em đã thực hiện khá tốt các hành vi chuẩn mực theo nội dung các bài đã học thông qua các hoạt động mà tôi tổ chức cụ thể như: + Em Âu, em Đe thường hay mất trật tự, chửi thề, chưa có thái độ đúng với thầy cô, bạn bè, đến giờ đã giảm rất nhiều so với đầu năm. + Em Long Thạnh thường hay phá phách, đánh lộn với các bạn trong lớp, và các em nhỏ ở lớp khác. Đến nay đã giảm nhiều so với đầu năm. Giờ đây em biết tôn trọng tình bạn và yêu thương em nhỏ. Khi được giáo dục qua bài “ Tình bạn ” và bài “ Kính già, yêu trẻ”. + Em Đô hay trêu chọc các bạn gái. Từ khi học bài “ Tôn trọng phụ nữ ” thì các em không còn hành vi đó nữa. Giờ đây các em rất đoàn kết với nhau khi tổ chức học nhóm và các hoạt động ngoại khóa. Nhờ sự tích cực học tập của học sinh; giáo viên cũng thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết dạy. Tiết học nào các em cũng đều phấn khởi, nên dẫn đến kết quả cao trong học tập. * Tóm lại: Tính cách con người của học sinh tiểu học dần dần được hình thành qua các cử chỉ, thái độ, hành vi đạo đức là không thể thiếu, để các em tiến lên lớp trên. Giúp các em có thói quen sử dụng tốt những hành vi chuẩn mực có hiệu quả trong giao tiếp. Tôi nghĩ rằng việc giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 5, ngoài việc phát triển các hành vi đạo đức cho các em cần có yêu cầu cao hơn, là để học sinh trở thành các công dân tốt cho xã hội, là thành viên tốt trong gia đình. Vì vậy không chỉ một mình giáo viên mà thực hiện tốt được mà người giáo viên cần chủ động phối hợp tốt với bạn bè học sinh, thầy cô giáo trong trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức xa hội. Mặc dù, số học sinh đã đạt ở mức hoàn thành, nhưng tôi nhận thấy mình cần duy trì và phát huy hơn nữa. Bằng cách học hỏi ở đồng nghiệp, tìm tòi ở sách báo để học hỏi những biện pháp giáo dục tích cực, nhằm phục vụ cho việc dạy đạo đức có sức thuyết phục hơn nữa. Để cuối năm học sinh đạt ở mức độ hoàn thành tốt 100%. Đó là ước mơ chân thành của tôi. 2. Đề xuất: - Nhà trường cần giúp đỡ nhiều đến số học sinh nghèo, thiếu sách vở, đồ dùng học tập bằng cách rà soát kỹ, cấp sách kịp thời, để các em yên tâm học tập. - Hội khuyến học cần quan tâm đúng mức đến những học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn bằng vật chất để động viên các em tích cực học tập. - Hội chữ thập đỏ trường học tận tình giúp đỡ các em trong và ngoài hội lúc các em gặp khó khăn. - Gia đình cần tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt giờ học ở nhà cũng như ở lớp. Dự họp phụ huynh đầy đủ khi có thư mời. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trường. - Các tổ chức xã hội kiểm tra các băng đĩa có nội dung không lành mạnh, quy định giờ giấc kinh doanh của các quán, tiệm, để học sinh không la cà, lêu lỏng, ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức của các em. Tôi mong rằng những đề xuất thiết thực này sẽ được nhà trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đáp ứng kịp thời, nhằm phục vụ tích cực, để giáo dục học sinh thành những con người hoàn thiện về tri thức và đạo đức trong tương lai của đất nước. Mỹ Phước D, ngày 19 tháng 11 năm 2009 Duyệt Người viết Hiệu trưởng Ngô Văn Liêm
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dao_du.doc