SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh hiện đại.

Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững.”

Trong quá trình giáo dục toàn diện đối với nhân cách của các em học sinh thì giáo dục đạo đức với học sinh là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách của các em. Bác Hồ đã nói “ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người bỏ đi.”

Do vậy cần giáo dục học sinh có những chuẩn mực về tri thức đạo đức để hình thành ý thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành lối sống văn hoá. Năm học 2018 – 2019 với chủ đề:

Làm theo lời Bác dạy

Thân thiện và yêu thương

Cùng giúp bạn đến trường

Thi đua nghìn việc tốt.

Năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ chính trị, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”. Triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động khác của ngành.

Trong nhà trường, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh thông qua tất cả các môn học, trong đó chủ yếu thông qua môn đạo đức.Nếu tổ chức tốt các tiết học đạo đức sẽ cuốn hút được học sinh tham gia, được giao lưu, được hoà nhập và thể hiện khả năng của mình để bày tỏ thái độ, tình cảm đạo đức, rèn luyện kỹ năng, thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ và óc thẩm mĩ. Để giải quyết được vấn đề trên tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ là: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1.”

doc 25 trang Diệu Anh 16/03/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1
học như thế nào để đạt hiệu quả cao; dặn dò học sinh cần chuẩn bị trước ở nhà những gì
 Trao đổi kĩ vấn đề dạy phân hoá đối tượng.
 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua việc đọc tài liệu, sách báo, sáng kiến kinh nghiệm, trao đỗi với nhau những cách làm hiệu quả trong giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm..
2.Về phía Ban giám hiệu:
a.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất:
 Nhà trường tích cực mua sắm bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học:
 Mua bổ sung bộ tranh ảnh của môn học cho các khối lớp
 Mua các bộ thẻ bày tỏ ý kiến; bảng nhóm, giấy khổ to để học sinh trình bày kết quả thảo luận
 Hỗ trợ các tổ khối kinh phí làm đồ dùng dạy học
 Định hướng hỗ trợ giáo viên tìm kiếm thông tin, tranh ảnh trên mạng xây dựng kho dữ liệu của nhà trưòng
b.Ban giám hiệu chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên; tăng cường kiểm tra, dự giờ thăm lớp; đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh một cách toàn diện.
 Bên cạnh việc chỉ đạo, hỗ trợ giáo viên nắm vững mục đích, nhiệm vụ; nội dung, phương pháp dạy học; đầu tư về phương tiện dạy học, Ban giám hiệu luôn quan tâm, động viên giáo viên, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy, hoạt dộng giáo dục nhằm đem lại kết quả cao. Cái đích cuối cùng là hình thành đựoc ở học sinh những kĩ năng, hành vi, thói quen về đạo đức.
 Động viên khuyến khích giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học, sưu tâm tài liệu, tranh ảnh của môn học; tích cực sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học. Có kế hoạch làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học.
 Chỉ đạo các khối đều phải có bài giảng điện tử trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi.
 Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.
 Bên cạnh việc giáo dục thông qua môn học, nhà trườn chú trọng giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá thăm quan, dã ngoại, giáo dục truyền thống, tìm hiểu lịch sử địa phương.
 Tổ chức chu đáo lể tuyên dương khen thưởng học sinh cuối học kỳ I, cuối năm học. Tổ chức, tạo điều kiện để mọi học sinh được tham gia các hoạt động của nhà trường, qua đó các em được học tập, rèn luyện, được phát triển và tự khẳng định mình .
 Chỉ đạo giáo viên đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của học sinh đúng văn bản hướng dẫn, dựa vào tự đánh giá của học sinh, kết hợp với sự đánh giá của tập thể học sinh, của cha mẹ, của phụ trách đội, phụ trách sao, của cộng đồng nơi ở.
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1.Kết quả đạt được:
 Với việc áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 1” đã đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
 Giáo viên và học sinh hứng thú hơn, say mê hơn trong giờ học đạo đức. 100% học sinh đều được hoạt động một cách hứng thú, tích cực và chủ động.
 Bằng việc tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi có hiệu quả đã khuyến khích học sinh thực hiên những hành động, việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi qui định và từ đó rèn luyện thói quen tích cực cho các em.
 Cuối học kỳ I 100% học sinh khối 1 hoàn thành tốt và hoàn thành môn Đạo đức, 58,9% học sinh hoàn thành tốt môn Đạo đức. Các em còn tích cực tham gia hoạt động giáo dục truyền thống, nhà trường tổ chức cho học sinh thăm viếng bia tưởng niệm liệt sĩ, chăm sóc di tích lịch sử đình làng Phú Xuyên. Học sinh tích cực tham gia ủng hộ qua các cuộc vận động: Mua tăm ủng hộ người mù (1850 gói tăm), ủng hộ các bạn khuyết tật (150000 đồng), hưởng ứng chương trình 1 triệu quyển vở .Trong các lớp, giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn khuyết tật,.
 Những chuẩn mực hành vi đạo đức được truyền tải đến các em một cách nhẹ nhàng và hiệu quả đã dần dần xây dựng ở các em ý thức, kĩ năng, hành vi và thói quen đạo đức, hình thành niềm tin cho các em.
 100% các đồng chí giáo viên trong tổ 1 nắm vững phương pháp dạy môn học Đạo đức. Trong quá trình giảng dạy, đã linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tích cực sử dụng và làm thêm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Các tiết hội giảng, chuyên đề Đạo đức được đánh giá cao (Tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Kim Chinh lớp 1E đạt 19,5/20 điểm)
2. Bài học kinh nghiệm:
 Để tổ chức tốt các tiết chuyên đề, tôi đã tiến hành như sau: Góp ý, bổ sung giáo án cho giáo viên; cho giáo viên dạy thử trên nền lớp khác để chính sửa về nội dung cũng như phương pháp, hình thức tổ chức, phong thái sư phạm cho giáo viên. Sau đó, tổ chức chuyên đề cho tổ khối hoặc toàn trường dự. Sau phần dự giờ chuyên đề, tổ chức cho giáo viên nhận xét, góp ý cũng như chất vấn, thắc mắc những điều cần làm rõ. Tôi tổng hợp ý kiến nói rõ những ưu điểm cững như điểm cần khắc phục trong từng phần rồi thống nhất quy trình thực hiện, những điểm cần lưu ý trong quá trình dạy học môn học
 Sau khi mở chuyên đề, ban giám hiệu đến dự giờ giáo viên để kịp thời điều chỉnh về phương pháp, hình thức tổ chức nếu giáo viên còn chưa nắm vững.
 Thường xuyên dự giờ, thăm lớp; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối; góp ý thẳng thắn chân tình cho giáo viên sau mỗi tiết dự giờ để giáo viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, phong cách sư phạm
 Có kế hoạch làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học ở từng môn học, từng khối lớp.
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Việc học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục thì mỗi thầy cô giáo phải nhiệt tình tâm huyết, say chuyên môn, ham học hỏi, nghiêm khắc với bản thân trong việc tự rèn luyện và tích cực đưa công nghệ thông tin, các phương tiện hiện đại vào giảng dạy.
 Ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp với lực lưọng trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, động viên tinh thần cho giáo viên và học sinh. Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, chỉ đạo sâu sát, khoa học và có hiệu quả, đẩy mạnh chuyên môn giúp giáo viên có năng lực tham gia hoạt động giảng dạy.
 Qua thực nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng day học môn Đạo đức lớp 1, kết quả đạt được thật đáng mừng.
 Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đựoc sự đóng góp của các đồng chí chuyên viên phòng giáo dục Ba Vì, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các đồng nghiệp để công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học của trường tôi được tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
 Hà nội ngày 10 tháng 4 năm 2019
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Ng­êi viÕt SKKN
GIÁO ÁN MINH HOẠ
BÀI: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nêu lên được:
- Chúng ta cần phải biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ được mọi ngời yêu quý, cmả thông; nếu không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ bị mọi người nhắc nhở, chê trách.
- Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
2. Học sinh có khả năng:
- Nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp trong những tình huống gần gũi.
- Biết sắm vai xử lý tình huống.
- Tự nhận xét bản thân, nhận xét bạn.
3. Học sinh bày tỏ được:
- Tích cực, tự giác và thái độ phù hợp.
- Đồng tình, ủng hộ, yêu quý những ai biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đồng thời có thái độ nhắc nhở phê bình khi bạn bè và những người xung quanh chưa biết nói lời cmả ơn, xin lỗi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Về phía giáo viên:
* Tranh ảnh sưu tầm thêm:
- Tranh 1: Vẽ một chị sơ ý làm ngã em bé
- Tranh 2: Vẽ một bạn ngồi trên xe lăn được các bạn đưa đến trường.
- Tranh 3: Vẽ một bạn nhỏ đang nằm trên giường được bạn xúc cháo cho ăn.
- Tranh 4: Vẽ các bạn đang đi lên cầu thang, một bạn muốn vượt lên đi trước.
* Máy chiếu đa năng
* Đạo cụ cho học sinh sắm vai: hoa, bánh ga tô (làm bằng giấy bìa)
2. Về phía học sinh:
- Vở bài tập Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1:Phân tích tranh
Bài tập 1: Các bạn trong tranh đang làm gì? Vì sao các bạn làm như vậy?
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 (trang 38 – VBT)
- Cho học sinh quan sát nội dung bài tập trên máy chiếu.
- Bài tập 1 có mấy yêu cầu? Yêu cầu 1 là gì? Yêu cầu 2 là gì? (Bài tập 2 có yêu cầu: Yêu cầu 1 là các bạn trong tranh đang làm gì. Yêu cầu 2 là vì sao các bạn làm như vậy.)
- Bài tập 1 có mấy bức tranh minh hoạ? (Bài tập có 2 bức tranh)
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ tranh và trả lời câu hỏi (Tranh vẽ 1 bạn đang chia táo cho bạn, bạn được chia táo chìa tay ra nhận và nói: “Cảm ơn bạn”)
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. (Nếu học sinh trả lời không đủ giáo viên đưa thêm câu hỏi: Bạn được chia táo đã nói gì?)
- Vì sao bạn nói lời cảm ơn? (Vì bạn được bạn chia táo/ Vì bạn đã được bạn hia quà cho mình.). Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt (kết hợp chỉ tranh): Được chia táo, bạn đã nói lời cảm ơn để bày tỏ sự biết ơn khi bạn quan tâm đến mình.
- Còn các con, khi được chia quà con có nói lời cảm ơn không? – 2,3 học sinh trả lời.
- Chuyển ý: Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng có lần mắc lỗi. Khi mắc lỗi chúng ta sẽ phải nói gì? Các con sẽ tìm hiểu điều đó qua bức trang thứ 2.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh 2. Tranh vẽ những ai và họ đang làm gì? (tranh vẽ cô giáo và các bạn/.)
- Bạn đứng khanh tay ngoài cửa nói gì? Em hãy đọc câu nói của bạn (Bạn đứng khoanh tay ngoài cửa nói: “Em xin lỗi cô, em đi học muộn” – 1,2 học sinh trả lời.
- Vì sao bạn nói lời xin lỗi? ( vì bạn đi học muộn/ Vì bạn mắc lỗi/)
- Vậy khi mắc lỗi chúng ta phải nói gì? (.. chúng ta phải nói lời xin lỗi)
- Các em có nên đi học muộn như bạn không? Vì sao? ( không nên đi học muộn vì vi phạm nội quy của lớp/ vì làm phiền cô giáo và các bạn/.. đi học muộn sẽ không hiểu bài )
 Giáo viên chốt : Bạn đi học muộn là bạn đã có lỗi với cô giáo. Để bày tỏ sự ân hận của mình bạn đã xin lỗi cô giáo.
 Chúng ta còn phải nói lời cảm ơn ,xin lỗi trong trương hợp nào nữa ?Các con tiếp tục quan sát các bức tranh sau để trả lời câu hỏi của cô 
-Giáo viên cho học sinh quan sát 4 bức tranh trên máy chiếu .
+ Tranh 1: 
-Yêu cầu học sinh đọc chú thích của bức tranh thứ nhất
-Người chị phải nói gì? Vì sao ? (Người chị phải xin lỗi em bé vì chị làm ngã em bé/vì chị có lỗi với em bé )
 Giáo viên chốt : Khi có lỗi với người khác ta phải nói lời xin lỗi dù người đó ít tuổi hơn mình.
+ Tranh 2: 
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc chú thích. (Nam để chúng tớ đưa cậu đến trường nhé).
Khi thấy các bạn nói như vậy, nếu con là bạn Nam con sẽ nói gì? Vì sao? (con sẽ nói lời cảm ơn vì ban đã giúp mình) – 2 Học sinh trả lời. 
 Con sẽ cảm ơn như thế nào? - Mời 2 học sinh trả lời.
Giáo viên chốt : Ban Nam đã nói lời cảm ơn để bày tỏ sự biết ơn khi các bạn đã quan tâm giúp đỡ mình.
+ Tranh 4: 
Yêu cầu học sinh quan sát tranh. Tranh vẽ các bạn đang đi đâu?
Một bạn ở phía sau muốn đi vượt lên phía trước phải nói gì? Vì sao? (..bạn muốn đi vượt lên trước đã nói lời xin lỗi vì bạn đi không đúng thứ tự/vì bạn đã làm phiền người khác..)
Giáo viên chốt: Chắc vì có việc vội nên bạn đã muốn đi vượt lên phía trước. Như thế là bạn đã làm phiền người khác rồi. Áy náy về việc làm của minh nên bạn đã nói lời xin lỗi.
Ở bức tranh 1 và 4, lời xin lỗi của bạn nào bày tỏ sự ân hận, lời xin lỗi của ban nào bày tỏ sự áy náy về việc làm của mình? 
Qua các bức tranh vừa quan sát, cho cô biết khi nào ta phải nói lời cảm ơn? ( cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ..) – 2,3 học sinh trả lời.
Tại sao ta phải nói lời cảm ơn ? ( Cảm ơn để bày tỏ sự biết ơn đối với người đã quan tâm, giúp đỡ mình)
Khi nào ta phải nói lời xin lỗi ? (Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác)
Khi nói lời cảm ơn, xin lỗi cần nói với thái độ như thế nào? 
Giáo viên chốt: Cần nói lời cảm ơn Cần nói lời xin lỗi Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi thể hiện mình là người lịch sự.
* Trò chơi giữa giờ: 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bài tập 2: Các bạn Lan, Hưng, Vân , Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp? Vì sao?
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 trong vở bài tập
Giáo viên chiếu bài tập 2 cho học sinh quan sát.
Bài tập 2 yêu cầu gì? - Học sinh trả lời// Giáo viên gạch chân các từ: Cần nói gì? Vì sao?
Làm mẫu tranh 2
+ Bức tranh 2 vẽ gì ? Đọc lời chú thích của bức tranh.
+ Nếu con là Hưng, con sẽ nói gì? Vì sao? – 2, 3 Học sinh trả lời ( khuyến khích học sinh có các cách nói khác nhau )
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 các bức tranh còn lại: Yêu cầu học sinh trao đổi , thảo luận xem ở mỗi bức tranh cần nói lời cảm ơn hay xin lỗi và nói lời cảm ơn ( xin lỗi) như thế nào ?
Đinh hướng cho học sinh có thể trình bày kết quả thảo luận bằng các sắm vai xử lý tình huống ( nếu học sinh sắm vai xử lý tình huống thì sử dụng đạo cụ do giáo viên chuẩn bị ). Thời gian thảo luận trong 3 phút
Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận ( ở mỗi tranh cho 3 nhóm trình bày kết quả - chọn nhóm yếu trả lời trước, đối với tranh 1 và 3, đến nhóm 2 hoặc 3 thì khuyến khích hoc sinh sắm vai, xử lý tình huống).
Tổ chức cho hoc sinh nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn, bổ sung ý kiến.
 Trao đổi sau khi hoc sinh sắm vai.
 Hỏi hoc sinh tham gia sắm vai
 + Tranh 1:
 Con có cảm nghĩ gì khi được các bạn tặng hoa, tặng quà? Sinh nhật con, được nhận quà con co nói lời cảm ơn không?
 Khi bạn cảm ơn con, con cảm thấy thế nào?
 + Tranh 3:
 Khi bạn cảm ơn con, con cảm thấy thế nào?
 Còn con, sau khi cảm ơn bạn, con cảm thấy thế nào?
. Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét về cách ứng xử và sắm vai của các bạn?
Đối với tranh 4, sau khi hoc sinh trình bày kết quả thảo luận, giáo viên đặt câu hỏi: Khi Tuấn đã xin lỗi mẹ như vậy thì mẹ Tuấn có tha thứ cho Tuấn không?
 Giáo viên chốt: Qua hoạt động 2, cô thấy các con đã biết nói lời cảm ơn,nói lời xin lỗi và sắm vai để xử lý tình huống rất tốt.
 Hàng ngày các con đã nói lời cảm ơn (hay xin lỗi ) chưa ? Và nói lời cảm ơn .xin lỗi như thế nào? Chung ta cùng chuyển sang hoạt động 3.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ về bản thân hoặc bạn cảu mình đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi qua các câu hỏi gợi ý:
	+ Em (hay bạn) đã cảm ơn (hay xin lỗi) ai?
	+ Chuyện gì xảy ra khi đó?
	+ Em (hay bạn) đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi)?
	+ Vì sao lại nói như vậy?
	+ Kết quả là gì?
- Tổ chức cho một số học sinh liên hệ// học sinh nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên tổng kết.
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Nói lời cảm ơn để bày tỏ lòng biết ơn người đã quan tâm, giúp đỡ mình.
- Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. Nói lời xin lỗi để bày tỏ sự ân hận hoặc áy náy về việc làm của mình.
3. Hướng dẫn thực hành.
- Thực hành nói lời cảm ơn (hoặc xin lỗi) phù hợp khi ở lớp cũng như ở nhà.
- Tìm hiểu xem các bạn trong lớp đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi chưa? Nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp không?

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dao_du.doc