SKKN Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2]. Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản đó. Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của mọi môn học đều được biên soạn thống nhất chung dưới một quan điểm chỉ đạo quan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi môn học, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội ngày nay.
Thực tiễn giáo dục trong các trường tiểu học, giáo viên đã tìm hiểu và thực hiện tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học chính khóa của nhiều môn học, đặc biệt môn Đạo Đức nhằm góp phần phát triển và giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả đạt được trong dạy học và giáo dục của các trường tiểu học đã khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết và bổ ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các môn học, đặc biệt môn Đạo Đức còn đang gặp nhiều lúng túng. Nhiều khi băn khoăn trăn trở trong việc phải tích hợp quá nhiều chủ đề khác nhau vào mọi môn học (như Giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý học đường, giáo dục kĩ năng sống...). Chính vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu chọn nhằm đưa ra được giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong các môn học tôi chú trọng nhiều hơn đến môn Đạo đức bởi tôi thấy rằng trong môn Đạo đức có nhiều nội dung có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú

nay". Qua khâu luyện đọc các em sẽ được rèn luyện kĩ năng giao tiếp giữa bạn với bạn qua cuộc trò chuyện và những hành động của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. Giúp các em thấy được trong cuộc sống bộn bề, bon chen hàng ngày thì việc hi sinh ngay cả mạng sống của mình là một hành động cao thượng và lớn lao, trong cuộc sống nhiều khi phải có sự hi sinh và hi sinh của mình sẽ đem lại niềm vui cho người khác, lối sống ích, kỉ hẹp hòi sẽ làm con người ta trở nên nhỏ bé. Qua việc trao đổi nội dung của bài mỗi em sẽ rút ra cho mình một bài học về cách sống làm người. Các em sẽ hướng thiện và giàu lòng nhân ái. Với sự dắt dẫn khéo léo của giáo viên thì chắc chắn biểu tượng cao đẹp về tình bạn, đức hi sinh cao cả của cậu bé Ma-ri-ô sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em. Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực , học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe”các bài: “Sự sinh sản, Nam và nữ, Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh, Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, Vệ sinh tuổi dậy thì, Thực hành nói “không với các chất gây nghiện”, Dùng thuốc an toàn, Phòng bệnh sốt rét, ” giáo dục các em hiểu rằng cơ thể của chúng ta cần được chăm sóc chu đáo, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng một số bệnh dễ mắc phải, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết giữ an toàn cho chính mình và những người thân xung quanh. Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác, bản thân tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết học: An toàn giao thông, Khoa học, thi Giao thông thông minh trên Internet, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;... Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò. Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện” môn Khoa học: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn ở nhà như: dùng vật bằng kim loại cho vào ổ điên, chơi thả diều ở gần đường dây điện...Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng xử lí tình huống nguy hiểm. Ở bài: “Phòng tránh bị xâm hại” các em được đóng vai, xử lí một số tình huống có thể bị xâm hại: đi vào đường vắng vẻ, đi chơi về khuya, có người lạ mời lên xe, từ đó các em rút ra được kĩ nẵng làm thế nào để tránh bị xâm hại. Đồng thời các em xử lí các tình huống nếu như bị xâm hại, các em cần làm gì, cần chia sẻ, thông báo với ai. Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản Mục tiêu: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không phải là việc của giáo viên hay học sinh mà đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy việc phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất. Cách tiến hành: Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là công việc giáo dục của giáo viên mà đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này. Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó. Dưới đây là một số kĩ năng sống mà học sinh được rèn từ chính bản thân, giao đình và xã hội: 3.5.2.1 . Bản thân Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Trẻ biết tự chăm sóc bản thân một cách đúng đắn Kỹ năng bảo vệ bản thân: Trẻ nhận biết những nơi nguy hiểm, những vật dụng, tình huống nguy hiểm, và cách ứng phó. Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Trẻ biết nhận diện những cảm xúc cơ bản, và kiềm chế cảm xúc. Kỹ năng quản lý thời gian: Trẻ biết quý giá trị của thời gian và sử dụng thời gian hợp lý. Kỹ năng quản lý tài chính: Trẻ biết lựa chọn, sắp xêp ưu tiên cho những khoản chi phí. Bạn bè Kỹ năng chấp nhận người khác: Trẻ biết tìm điểm tích cực của người khác, không phân biệt đối xử bạn bè. Kỹ năng kết bạn mới: Trẻ có ý thức về việc chọn bạn tốt và làm quen với bạn mới. Kỹ năng làm việc nhóm: Trẻ có khả năng phối hợp thực hiện các mục tiêu theo nhóm. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Trẻ biết cách hạn chế và khắc phục những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè. Kỹ năng ứng xử với bạn bè: Trẻ biết cách xử lý những tình huống thường gặp trong quan hệ bạn bè. Gia đình Kỹ năng ý thức trách nhiệm: Trẻ xác định được vai trò của mình trong hoạt động gia đình. Kỹ năng làm việc nhà: Trẻ có thể làm một số hoạt động vệ sinh và những chuyện điện, nước lặt vặt trong nhà Kỹ năng thể hiện tình thương: Trẻ nhận biết các dấu hiệu tình cảm của ba mẹ, trân trọng, và thể hiện lại. Kỹ năng chia sẻ: Trẻ biết đồng cảm về tinh thần và chia sẻ về vật chất với người khác. Kỹ năng tiếp khách đến nhà: Trẻ biết các hoạt động tiếp khách và phép xã giao tại gia đình. Nhà trường Kỹ năng tư duy sáng tạo: Tạo thói quen tìm kiếm nhiều câu trả lời cho cùng một câu hỏi, và những ý tưởng sáng tạo. Kỹ năng học tập hiệu quả: Trẻ có thái độ tích cực với việc học và biết cân bằng học và chơi. Kỹ năng thuyết trình: Trẻ tự tin và biết cách nói trước đám đông. Kỹ năng xây dựng sự tự tin: Hình thành lòng tự tin song song với sự khiêm tốn và tinh thần cầu tiến. Kỹ năng giao tiếp học đường: Trẻ biết giao tiếp đúng mực với giáo viên, cán bộ nhân viên ở trường Xã hội Kỹ năng sống văn minh: Trẻ có cơ hội thực hành những thói quen tốt Kỹ năng bảo vệ môi trường: Trẻ biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, yêu thiên nhiên. Kỹ năng đề kháng cám dỗ: Nhận diện và hình thành năng lực đề kháng các cám dỗ phổ biến trong giới . Kỹ năng thích nghi: Trẻ biết cách chấp nhận các văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và ứng xử phù hợp. Kỹ năng thoát hiểm: Trẻ biết cách thoát hiểm trong những tình huống thường gặp (ví dụ: đám cháy, đi lạc...). Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học sinh thích học đàn thì tạo điều kiện để các em được tham gia các lớp bồi dưỡng thêm để các em có đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: 20/11; Văn nghệ “ Mừng đảng – Mừng xuân”;... Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. Tóm lại Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này. 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Giáo viên Qua quá trình giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong môn Đạo đức, tôi đã giúp các em bước đầu có những nhận thức và những hành vi thể hiện những kĩ năng sống cần thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các em đã giao tiếp tự tin hơn với cô giáo. Các thao tác hoạt động nhóm của các em cũng chủ động và linh hoạt hơn, các em cũng đã biết đưa ra những ý kiến cá nhân trước những vấn đề được đưa ra thảo luận. Trong quá trình giáo dục, tôi cũng thường xuyên đưa ra những bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ hiểu biết cũng như các kĩ năng sống mà các em đã đạt được, đặc biệt là ở hai giai đoạn là cuối học kì I (khi những hiểu biết và những kĩ năng sống ở các em đã dần được hình thành) và giai đoạn cuối học kì II (khi những hiểu biết và những kĩ năng đó đã có sự ổn định). : Học sinh Đối với học sinh thì các em đã đạt được kết quả tốt .Dưới đây là bảng đánh giá kết quả của học sinh : STT NỘI DUNG THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CUỐI HỌC KÌ I Tốt Đạt Cần cố gắng 1 Kĩ năng giao tiếp với thầy cô 18 em = 34,6% 25em = 48,1% 9em = 17,3 % 2 Kĩ năng thuyết trình, giới thiệu về cuộc sống xung quanh em 16 em = 30,8% 26 em = 50% 10 em = 19,2 % 3 Kĩ năng hợp tác khi làm việc nhóm 21 em = 40,4% 16 em = 30,8% em =28,8 % 4 Kĩ năng xử lí một số tình huống 18 em = 34,6% 26 em =50% 8 em = 15,4 % So với học sinh năm học trước thì trong năm học này, số lượng học sinh đạt được các tiêu chí đánh giá qua việc theo dõi đánh giá hàng tháng trong môn Đạo đức cũng cao hơn. Cụ thể như sau: Năm học Số học sinh được nhận xét trong môn Đạo đức HHT HT 2018 - 2019 29 em = 55,8% 23em = 44,2 % PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện nhằm bước đầu hình thành cho học sinh lớp tôi những kĩ năng sống cơ bản, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2018-2019 là “chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh”, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Ngoài ra, nghiên cứu về việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống cho học sinh còn giúp tôi nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho việc giảng dạy môn Đạo đức của tôi được tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hơn. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một số điểm cần lưu ý như sau: Đối với giáo viên: Kĩ năng sống là vấn đề cần được trau dồi và rèn luyện lâu dài, cần được thường xuyên bổ sung và hoàn thiện. Do vậy ở lứa tuổi này chúng ta chỉ cần dạy cho trẻ những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu, “mưa dầm thấm lâu”, các em sẽ từng bước có những hiểu biết và hoàn thiện kĩ năng sống. Do đó giáo viên không nên ôm đồm, đưa quá nhiều nội dung để giáo dục lồng ghép. Điều đó sẽ làm cho học sinh bị quá tải. Trong quá trình giáo dục, giáo viên không nên phê bình hay đánh giá khi các em làm điều gì đó chưa tốt bởi điều đó sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và mong muốn hoà nhập cùng bạn bè của các em. Đối với cha mẹ học sinh: Giáo dục kĩ năng cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội bởi “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội” (Dorothy Holte). Vì thế ngay từ đầu năm giáo viên cần gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh để cùng có sự thống nhất trong cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, những thành viên trong gia đình hãy là tấm gương sáng để các em noi theo, hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn. Và điều cần thiết là không nên so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của người lớn cho trẻ nhỏ. Đối với học sinh: Các em cần có ý thức tự giác trong việc trau dồi và rèn luyện kĩ năng sống, thấy được sự cần thiết phải trang bị kĩ năng sống, có như thế việc giáo dục mới có hiệu quả. Làm được những điều này tôi chắc chắn rằng những mầm xanh tương lai của chúng ta sẽ là những “con người mới” chủ động, tự tin khi bước vào cuộc sống. Khuyến nghị: Để việc giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức nói riêng và trong các môn học khác nói chung được triển khai hiệu quả, tôi xin có một khuyến nghị như sau: Đối với các cấp lãnh đạo: Do chưa có nhiều buổi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nên trong quá trình triển khai dạy kĩ năng sống cho học sinh tôi gặp một số khó khăn nhất định. Vì vậy tổ chức những buổi hội thảo, chuyên đề về vần đề này để giáo viên các trường có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau giúp cho việc giảng dạy kĩ năng sống được hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu được cung cấp thêm những đĩa hình về những tình huống để hướng dẫn kĩ năng sống cho trẻ thì giáo viên chúng tôi sẽ rất thuận lợi trong việc tổ chức những hình thức dạy học tích cực cho học sinh. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Hiện nay trong thư viện nhà trường có ít những đầu sách về giáo dục kĩ năng sống. Vì thế, tôi rất mong Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm một số tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để chúng tôi có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy. In
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tich_hop_ki_nang_song_trong_m.docx
Trường Tiểu học Trần Phú_ Một số biện pháp giáo dục tích hợp kĩ năng sống.pdf