SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp Năm thông qua các hoạt động dạy học trên lớp
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học đã nêu rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc trung học cơ sở”. Vì vậy, muốn có một chất lượng – một sản phẩm của quá trình giáo dục tốt, trường Tiểu học nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng cần có những giải pháp thật tốt để tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, đây là lứa tuổi đang được hình thành nhân cách, nếu được định hướng đúng, hình thành đúng ngay từ đầu thì nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển đúng đắn, lành mạnh. Nếu không được sửa chữa, uốn nắn kịp thời các nhân cách sai lệch được định hình thì rất khó uốn nắn, sửa chữa lại.
Chính vì thế, trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ đơn thuần dạy tri thức (cái chữ) mà phải giáo dục cho các em phát triển toàn diện về các mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho các em là là nhiệm vụ quan trọng để làm nền tảng cho phát triển đúng đắn và lâu dài về nhân cách.Vì thế, người giáo viên tiểu học phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp Năm thông qua các hoạt động dạy học trên lớp

viết bảng; chữ viết khi phê vào tập học sinh tôi cũng thể hiện rõ nét chữ của mình hoặc khi có việc gì bực bội tôi cũng không nên nóng vội trút lên đầu của trẻ những lời quở mắng mà làm cho học sinh mất tin tưởng ở nơi mình. Khi tôi ở nhà cũng vậy, tôi thật sự gương mẫu trong từng lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc hoặc khi đối xử với người xung quanh. Tôi thực sự gương mẫu để các em lấy đó mà noi gương. Ví dụ: Trong giờ học, tôi kiểm tra bài tập về nhà của các em. Tôi vô ý làm rớt viết của học sinh. Lúc đó tôi lượm lên và để ngay chỗ của học sinh đó và tôi nói với học sinh” Cô vừa làm rớt viết của em, cô xin lỗi em nhé ”. Như vậy các em đã nhận thức được khi mình làm điều gì sai đến bạn phải biết xin lỗi bạn hay với bất cứ người nào. Ngoài việc giáo viên làm gương cho học sinh noi gương giáo viên còn dùng gương điển hình trong lớp trong bài học để các noi gương học tập , Đây là người thật việc thật giáo viên khuyến khích và lựa chọn cẩn thận các gương để học sinh học tập ( Chăm học , hiếu thảo , giúp đỡ người khác ). Ví dụ: Qua bài tập đọc “ Con gái”, tôi giáo dục các em học tập em Mơ trong bài vừa hiếu thảo với mẹ, vừa chăm học lại biết giúp người khác ( cứu em Hoan bị đuối nước). Hay trong lớp tôi có các em Nhi, Quỳnh Anh, Hạnh là những học sinh giỏi, các em luôn đoàn kết, giúp đỡ các bạn trong lớp. Tôi thường nêu gương và tuyên dương các em để cả lớp học tập noi theo các em ấy. Sau khi sử dụng giải pháp này, đa số học sinh có chuẩn mực hành vi đạo đức tốt, không còn tính nhút nhát nữa. Còn trước đó thì học sinh chưa mạnh dạn trong học tập và chưa biết nêu gương tốt trước mọi người. 4. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua phoái hôïp tốt “Gia đình- Nhà trường- Xã hội” Việc giáo dục hành vi đạo đức của học sinh mọi lúc mọi nơi giúp điều chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc trong mọi hành vi đạo đức của các em. Tuy nhiên, trong thực tế các em không được giáo dục kịp thời do người lớn không chú ý sửa sai, điều chỉnh cho các em trong thời gian các em ở nhà hoặc ngoài xã hội. Đối với thời gian ở lớp, ở trường học sinh luôn được thầy cô điều chỉnh hành vi đạo đức khi biểu hiện sai lệch. Nhưng đó là thời gian có thầy cô bên cạnh, giáo viên không bao quát được mọi hành vi đạo đức của các em như trong giờ chơi, thời gian đến trường, trên đường đi học về, ở nhà... Gia đình, nhà trường, xã hội luôn được coi là “tam giác đều” trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, học tập cho học sinh có hiệu quả. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ai cũng biết và thực hiện tuy nhiên luôn còn khoảng cách lớn giữa nói và làm. Vì vậy, muốn giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em trong học tập ở lớp hàng ngày v trong cuộc sống, vào đầu năm học tôi tiến hành mời phụ huynh học sinh họp, nêu lý do, tầm quan trọng của việc giáo dục kịp thời những hành vi đạo đức cho học sinh. Sau đó tôi yêu cầu phụ huynh học sinh cuøng tôi kết hợp giáo dục cho các em đạt được kết quả học tập tốt và những phẩm chất cần có của một học sinh tiểu học được việc đó, tôi đã yêu cầu phụ huynh ký bản cam kết để cùng phối hợp thực hiện giáo dục con em ở nhà, đồng thời luôn có sự thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về hành vi đạo đức của các em. Ví dụ: Thông tin từ phụ huynh học sinh em Đặng Hữu Duy “cô ơi em Duy về nhà không thực hiên những điều cô dạy, em không học bài mà cứ xem ti vi, tơi cĩ la rầy như em vẫn khơng nghe. Cô làm ơn giáo dục em dùm tôi tôi rất cảm ơn cô”. Chính nhờ thông tin phản hồi của phụ huynh học sinh mà tôi có cơ hội điều chỉnh ý thức học tập của em Duy một cách kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra tôi còn trao đổi thường xuyên với Ban quản lý ấp nơi các em ở, bà con quen biết xung quanh để nắm thông tin ngoài nhà trường về hành vi đạo đức của học sinh. Từ đó có giải pháp giáo dục kịp thời. Ví dụ: Một phụ huynh ở cạnh trường học gặp tôi và nói rằng: “Nhờ cô nhắc dùm có một vài học sinh lớp Năm vào giờ ra chơi hay đã ném đá qua mái nhà của tôi”. Sau khi tìm hiểu tôi biết em Bảo và em Quy ở lớp tôi đã thi nhau ném đá xem ai ném được xa hơn. Qua thông tin của phụ huynh tôi đã kịp thời nhắc nhở việc làm của hai em và các em thấy điều đó là sai, và hứa không chơi như vậy nữa. Với cách làm này đã giúp tơi chấn chỉnh kịp thời những hành vi đạo đức mà học sinh biểu hiện chưa đúng, góp phần rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 5.Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi (Giải pháp mới) Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu chúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn thiện, các em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếu sự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các em sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như nói chuyện với bạn là “mày- tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác,Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi giáo viên phải thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè,Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa, nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp. Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, giáo viên có thể ngồi ở một nơi nào đó để quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi đạo đức như nói chuyện với bạn bằng mày-tao thì giáo viên kịp thời đến điều chỉnh cho các em. Hoặc trong giờ học, nếu có trường hợp viết của 1 học sinh hết mực mà có học sinh khác cho bạn mượn viết thì giáo viên phải kịp thời tuyên dương học sinh cho bạn mượn viết Phân công học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi ứng xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với người lớn: không chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn bè mày, tao ...Với việc làm này, tôi được học sinh cung cấp thông tin kịp thời nên điều chỉnh có hiệu quả những hành vi sai lệch của các em. Ví dụ: Việc phân công một học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm một học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt tôi thấy có kết quả rõ rệt. Hằng ngày, tôi đến lớp trước 10 phút để giáo dục rèn luyện học sinh. Một hôm, có một học sinh chờ tôi sẵn ngay bàn giáo viên, khi tôi bước vào lớp thì em liền bảo: “Thưa cô trưa hôm qua đi học về bạn Băng gặp người lớn không chào, em nhắc bạn nhưng bạn ấy vẫn không chào”. Luùc aáy toâi lieàn môøi Băng đi chỗ khác và tìm cách giáo dục em. Tôi nói: : “Em là học sinh mà gặp người lớn không chào hỏi là học sinh không ngoan và không được mọi người yêu mến”. Trao đổi với em hồi lâu thì em hứa với tôi là em sẽ thực hiện những điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tôi được thông tin là em Băng khi gặp người lớn chào hỏi rất tốt. Với việc giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, mà hành vi đạo đức học sinh lớp tôi ngày được hoàn chỉnh, các em ngày càng ngoan và những hành vi ứng xử hạn chế của các em đã không còn nữa. 6. Biện pháp hỗ trợ: Ngoài các giải pháp nêu trên, giáo viên cần chú trọng đến hình thức tự rèn luyện của học sinh. Vì muốn có được một phẩm chất đạo đức tốt, đòi hỏi sự tự vận động của bản thân rất lớn. Do đó giáo viên cần tạo cơ hội trong học tập và sinh hoạt để học sinh phát huy mặt tốt, sửa chữa hoặc loại bỏ các hành vi, thói quen không phù hợp. Giáo dục truyền thống là việc làm không thể thiếu trong giáo dục đạo đức học sinh. Đó là phương pháp truyền đạt những hành vi đạo đức của thế hệ trước đến thế hệ sau. Chính nhờ giáo dục truyền thống về tấm gương anh hùng liệt sĩ ở địa phương, những lần thăm viếng và phụng dưỡng các bà mẹ, chăm sóc mộ liệt sĩ mà học sinh tham gia để rèn luyện mình cho xứng đáng. Yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đến các em không ít nên người giáo viên phải biết cách loại trừ những hành vi không phải là bản chất có hại nảy sinh ảnh hưởng xấu ở bên ngoài hoặc ngay trong gia đình của các em. Do đó, giáo viên phải xây dựng một tập thể. Muốn vậy người giáo viên phải biết đặt yêu vừa sức với các em và cũng không quên hết sức tôn trọng các em . Từ đó các em cảm thấy mình được thầy cô quan tâm, đánh giá cao nên sẵn sàng làm việc tốt đạt kết quả cao . Đan xen các biện pháp trên, Sử dụng chính xác và hợp lý thang đo đánh giá phẩm chất học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016, khen ngợi động viên khích thích, giúp đỡ động viên kịp thời, dùng tình thương yêu học sinh đúng mực từ đó tạo được thành công trong việc hình thành đạo đức học sinh một cách có hiệu quả, các biện pháp này tôi đang thực hiện. Rõ ràng sự gần gũi và tôn trọng học sinh là một điều không thể thiếu được trong giáo dục cùng một lúc, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã chuyển biến rất tốt III. KẾT QUẢ Với các giải pháp đặt ra mà tôi đã nêu trên, tôi áp dụng trong suốt năm học, thường xuyên hướng dẫn và giáo dục học sinh. Qua từng giải pháp thực hiện trên lớp mình chủ nhiệm. Tôi nhận thấy học sinh có chuyển biến rất rõ nét. Học sinh biết xây dựng nề nếp ý thức trong học tập, vâng lời thầy cô, có tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể. Học sinh còn biết giúp đỡ cha mẹ công việc nhà và những người gặp khó. Bên cạnh đó các em luôn là những anh chị lớn nhất trong trường dìu dắt các em nhỏ trong học tập và vệ sinh trường lớp. Tôi nhận thấy lớp tôi có chuyển biến rất rõ, các em trở thành học sinh ngoan qua bảng thống kê như sau: Năm học Sỉ số Phẩm chất cần đạt Chăm học, chăm làm Tự tin, tự trọng Trung thực, kỉ luật, đoàn kết Yêu gia đình, bạn bè và những người khác 2018-2019 ( Đầu năm) 32 T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ 17 15 0 18 14 0 20 12 0 22 10 0 2018-2019 (Cuối năm) 32 T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ 21 11 0 23 9 0 24 8 0 25 7 0 2019-2020 (Đầu năm) 29 T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ 17 12 0 16 13 0 18 11 0 19 10 0 2019-2020 (Tuần 26) 29 T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ T Đạt CĐ 23 6 0 22 7 0 24 5 0 26 3 0 Đến tuần 26 năm học 2019-2020, hầu hết học sinh lớp tôi đều có phẩm chất tốt, các em đã tự tin hơn trong học tập, biết chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp, đặc biệt các em ai cũng biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau hàng ngày. Như vậy so với năm học 2018-2019, thì việc thực hiện các phẩm chất của học sinh đã có chuyển biến rõ rệt, các em có ý thức tự giác rất cao, luôn trung thực, tự tin trong học tập đặc biệt tôi nhận thấy các em luôn luôn quan tâm hỗ trợ lẫn trong mọi việc. Kết quả đó cho chúng ta thấy được nếu giáo viên có phương pháp giáo dục tốt thì học sinh được giáo dục tốt, cho nên chúng ta càng quan tâm chú trọng bao nhiêu thì ý thức học tập trên lớp và việc chấp hành nội quy của học sinh được nâng lên bấy nhiêu. Đó cũng là một thành công lớn giúp giáo viên gần gũi các em hơn, hiểu được các em hơn để có giải pháp giáo dục các em đạt hiệu quả cao hơn. PHẦN KẾT LUẬN Trong những nhiệm vụ của nhà trường tiểu học hiện nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt giáo dục rất coi trọng. Để đạt được giáo dục đạo đức cho học sinh có những phẩm chất giáo dục bền vững, theo tôi là một giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng một số biện pháp sau: - Trước hết giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm giúp cho học sinh nắm kĩ những quy định của trường, lớp, từ đó các em có nề nếp trong lớp. - Bên cạnh đó tôi còn giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy lồng ghép các môn học khác và các câu chuyện về Bác Hồ với những bài học về đạo đức, lối sống. Giúp các em noi gương và thực hiện tốt hành vi đạo đức của mình. - Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn lắng nghe ý kiến của học sinh từ nhiều phía. Luôn luôn nâng cao tay nghề tự bồi dưỡng không ngừng học hỏi kiến thức bổ sung và đồng nghiệp xung quanh cách xử lý các tình huống sư phạm trong phạm vi giáo dục. Từ đó mới kết luận để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo . - Ngoài ra để giáo dục đạo đức cho học sinh tôi cần phải phối hợp tốt “ Gia đình- Nhà trường- Xã hội ” để cùng nhau tìm giải pháp giáo dục các em tốt hơn. Tuy nhiên, các biện pháp mà tôi đang thực hiện thì không biện pháp nào hữu hiệu khi thực hiện đơn lẽ một mình. Là người giáo viên khi giảng dạy, chúng ta phải biết áp dụng đan xen và kết hợp các biện pháp lẫn nhau . Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng tại lớp 5C của tôi. Với tinh thần trách nhiệm, tôi thiết nghĩ rằng các anh chị đồng nghiệp cùng khối và khác khối ở trường có thể áp dụng các biện pháp đã nêu và áp dụng rộng rãi các trường Tiểu học trong huyện Tân Thạnh. Tuy cũng gặp không ít khó khăn do điều kiện học tập còn hạn chế, nhưng với kết quả đạt được phụ huynh thấy được tác dụng của nó mà cùng nhà trường giáo dục đạo đức con em mình tốt hơn . Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc giáo dục đạo đức học sinh để xây dựng rèn luyện phẩm chất cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót rất mong được sự đóng góp của các cấp quản lý giáo dục, các Thầy, Cô đồng nghiệp để trong năm học tới và nhiều năm nữa, đề tài được hoàn thiện và đầy đủ lý luận thực tiễn hơn . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thạc sĩ Trần Văn Chương (2010)“ Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay” Tạp chí Giáo dục, số 245. 2. Mạnh Quỳnh (2009)“ Nghệ thuật ứng xử sư phạm” NXB Thời đại, Tr. 50. 3. Lưu Thu Thủy (2003)“ Mối quan hệ môn đạo đức và công tác giáo dục đạo đức trong trường tiểu học” Thế giới trong ta, số 10. 4. Tiến sĩ Bùi Văn Sơm (2005) “ Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm” NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 5. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 5 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu................................................................................. Phần I: Thực trạng....................................................................... Phần II: Giải pháp....................................................................... Phần III: Kết quả..................................................................... Kết luận................................................................................... Một số đề xuất kiến nghị............................................................... Tài liệu tham khảo.......................................................................
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_lop_nam_thon.doc