SKKN Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 1
Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một, trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nhà trường là môi trường tốt nhất để từng bước rèn luyện các em trở thành những con người phát triển toàn diện về nhân cách.
Giáo dục học sinh có đạo đức tốt là một việc làm hết sức quan trọng, để làm được việc đó không phải là công việc có thể làm một sớm, một chiều , một ngày hay trong một tháng mà là một quá trình lâu dài liên tục, có sự kết hợp khéo léo của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trên thực tế trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình giảng dạy và đánh giá theo hướng đổi mới tôi nhận thấy vấn đề đạo đức của các em đáng báo động, lo âu của nhiều phụ huynh và nhà trường như: các em lên trường gây gổ đánh nhau, nói năng trống không, gặp người lớn không chào, bỏ học đi chơi ghem, ăn cắp, tính ích kỉ, không hòa đồng với bạn…Mặt khác một số giáo viên coi trọng nghiêng về truyền thụ kiến thức chưa chú ý nhiều đến việc rèn đạo đức và kĩ năng sống hằng ngày của các em.
Từ vấn đề trên, Ban Giám hiệu trường tiểu học An Bình B đã chú trọng quan tâm đến việc giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Tôi cho rằng muốn đưa phong trào này đạt kết quả cao cần phải có sự đóng góp nhiệt tình của tất cả giáo viên.
Nhận thức được điều đó , tôi luôn quan tâm rèn đạo đức cho học sinh. Sau ba năm nghiên cứu, với lòng kiên trì thực hiện tôi đã rút ra được: “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một” bước đầu có hiệu quả ở trường Tiểu học An Bình B. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 1

ng thái độ, tình cảm này bao gồm: - Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định. - Thái độ đồng tình đối với hành động tích cực; thái độ phê phán đối với hành động tiêu tực. - Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quy định. Ví dụ: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng. Học sinh bày tỏ được những thái độ tình cảm: Tích cực, tự giác thực hiện việc giữ gìn các cây và hoa nơi công cộng nhất là cây và hoa ở vườn trường, ở lớp học, vườn cây thuốc nam. Biết đồng tình với hành động chăm sóc cây như thường xuyên tưới nước, bắt sâu, nhặt lá vàng cho cây. Phê phán những hành động gây hại như thấy hoa đẹp hái hoa chơi, chạy nhảy lên cây, nhổ cây, bẻ lá, bẻ cành Yêu quý, tôn trọng vườn cây và các công trình nơi công cộng. Thái độ, tình cảm của học sinh nảy sinh, được hình thành trong quá trình nhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức Ví dụ: Một truyện kể hấp dẫn, sinh động dễ làm cho học sinh có thái độ đồng tình với hành động tốt, yêu mến, cảm động nhân vật và có thể từ nhân vật trong chuyện các em có thể học tập và làm theo như câu chuyện: “ Cây thông nhỏ của em” . Sau khi nghe câu chuyện này các em sẽ yêu mến nhân vật Nghĩa có hoàn cảnh khó khăn nhưng cậu luôn vui vẻ làm nhiều việc giúp đỡ bố, khi đói bụng bạn ăn hết khoai, sờ đến túi quần chạm vào mấy quả sim hái đượ lúc sáng định ăn nhưng cậu lại nhớ đến bố rối cậu lại bỏ vào túi. Cậu đi ngang thấy cây thông bị vấn bùn cậu đã lấy nước chuốt nước lên từng chiếc lá nhỏ để cho sạch cây. Tuy công việc bận rộn khó khăn vất vả cả ngày nhưng cậu bé vẫn chăm chỉ học và học rất giỏi được cô giáo khen. Khi tôi đọc câu chuyện này thỉnh thoảng tôi lại dừng lại xem thái độ của các em như thế nào? Nhưng đúng thật câu chuyện đã làm cảm động trước những cô cậu học trò của tôi mắt tròn xoe để nghe được kể tiếp. Các em có thái độ hài lòng và nhìn nhận được gương người tốt, việc tốt,có thái độ tình cảm yêu mến nhân vật, những công việc hằng ngày của nhân vật nó rất gần gũi với đời sống của các em. Từ đó học sinh có thể tích cực tham gia công việc, yêu bố mẹ, yêu bạn bè, yêu thiên nhiên, yêu quý công việc trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày. * Thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn có tác dụng kích thích, làm cho quá trình nhận thức diễn ra thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn( từ đó, các em có được tri thức đạo đức cần thiết và niềm tin tự giác), thúc đẩy việc hình thành kĩ năng rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức tích cực. Các em cũng thể hiện, khẳng định thái độ và nảy nở tình cảm đạo đức của mình, kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em. 4.4.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức nhằm: Bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. Ví dụ: Kĩ năng giao tiếp. Dạy cho học sinh khi gặp thầy cô, người lớn tuổi cần khoanh tay gật đầu “ Con chào cô, con chào ông, bà; con chào bố mẹ”. Khi có khách đến nhà thì phải chào khách rót nước bưng bàng hai tay mời khách uống; nếu không có bố mẹ, hoặc người lớn ở nhà có khách đến mà em chưa biết người khách đó là ai thì chào hỏi khách và hỏi khách tên gì để con nhắn lại cho ba, mẹ con biết hoặc đợi ba mẹ con về rồi gặp. Tuyệt đối không cho người lạ mặt vào nhà vì các em còn nhỏ không thể xử lí tình khuống bất ngờ sảy ra. Khi đến nhà người khác cần chào hỏi những người trong nhà không được tùy tiện lấy đồ chơi khi chủ nhà chưa cho phép, không được chạy nhảy, đùa giỡn làm ồn ảnh hưởng đến mọi người. Khi có người lạ rủ đi chơi tuyệt đối không được đi theo người lạ vì không khéo sẽ bị người ta lừa. Khi trong nhà, hoặc được ba, mẹ cho đi thăm người ốm thì không được cười đùa phá phách; cần có sự cảm thông, chia sẻ nỗi buồn cùng với mọi người Ví dụ: Kĩ năng tự nhận thức. Giáo dục cho học sinh tự nhận thức thức được bản thân mình có sở thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như: Em có năng khiếu hát hay,vẽ đẹp thì khuyến khích các em hát, vẽ tự tin, mạnh dạn với năng khiếu của mình. Bên cạnh hát hay, vẽ đẹp nhưng lại có điểm yếu là viết chữ xấu thì học sinh phải nhận thức được điểm yếu của mình, để khắc phục điểm yếu, bằng cách rèn luyện chăm chỉ cố gắng tập luyện theo sự hướng dẫn của cô thì sẽ mau tiến bộ. Ví dụ: Kĩ năng tư duy phê phán. Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm của mình, của bạn mà mình cho là đúng, sai như: trong giờ học một số em hay nói chuyện thì các em nhận thức được việc làm đó là không đúng, các em có thể tư duy phê phán tìm những lời lẽ nhắc nhở bạn để bạn không còn vi phạm Ví dụ: Kĩ năng từ chối. Học sinh biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái như: Ở vườn trường có trồng hoa rất đẹp, bạn đến rủ em đi hái hoa vào chơi. Em có đi hái hoa với bạn không? Em sẽ từ chối bạn bằng như thế nào? Cô hướng dẫn các em cách từ chối như: Nhà trường trồng hoa để làm cho vườn trường thêm đẹp, cho mọi người cùng ngắm, vì thế mà mình không được hái hoa hoặc là sợ bác bảo vệ bắt được sẽ bị phạt. Khi bạn rủ nghỉ học đi chơi game mình phải từ chối không đồng tình với bạn vì nghỉ học mình sẽ bị mất bài, sẽ không hiểu bài, cô biết cô báo với ba, mẹ và bạn sẽ bị ba, mẹ rầy la và quyết định từ chối không nghỉ học đi theo bạn Kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử , giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp . Vì vậy, việc giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 5. Kế hoạch bài dạy Đạo đức có kết hợp các biện pháp giáo dục ví dụ như bài: Môn: Đạo đức Tiết: 30 Bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1) (GDBVMT: toàn phần- KNS) A/Mục tiêu: -Kể được vài lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người. -Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. -Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. -Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. GDBVMT: Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa. Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa (mức độ toàn phần) KNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng; kĩ năng tư duy phê phán những hành động phá hoại cây và hoa nơi công cộng. B/Phương tiện dạy học: - Tranh minh họa bài học. - Vở bài tập Đạo đức. - Bài hát “ Ra chơi vườn hoa” ( Nhạc và lời: Văn Tấn). - Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em. C/Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Bài cũ: GV hỏi +Tiết trước học bài gì? +Khi nào cần chào hỏi? Khi nào cần tạm biệt? + Chào hỏi và tạm biệt nhau thể hiện điều gì? II/Dạy học bài mới: a/Khám phá: * HĐ1: Quan sát cây và hoa ở vườn trường, sân trường MT: HS biết ích lợi của cây và hoa. KN: Rèn HS kĩ năng giải quyết vấn đề. KT: Động não. -GV nêu câu hỏi gợi ý: ·Ra chơi ở vườn trường, sân trường, vườn hoa, công viên các em có thích không? ·Vườn trường, sân trường, vườn hoa, công viên có đẹp và mát không? ·Để vườn trường, sân trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp và mát, em phải làm gì? +Kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành mát mẻ. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn. Các en cần chăm sóc và bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. b/Kết nối: *HĐ2: Làm bài tập 1 MT: Giúp HS biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. KN: Rèn HS kĩ năng năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống, để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. KT:Động não, thảo luận nhóm -GV đính các câu hỏi: ·Các bạn nhỏ đang làm gì? ·Những việc làm đó có tác dụng gì? ·Em có thể làm được như bạn không? +Kết luận: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. Phải biết yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài hoa và cây. c/ Thực hành: * HĐ3: Làm bài tập 2 MT: HS biết phân biệt những hàng động đúng và sai, khuyên bạn hành động đúng KN: Rèn HS kĩ năng tư duy phê phán những hành động phá hoại cây và hoa nơi công cộng. KT: Xử lí tình huống, thảo luận nhóm. -GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp ·Các bạn đang làm gì? ·Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? +Kết luận: -Biết nhắc nhở, khuyên bạn không phá hoại cây là hành động đúng. -Bẻ cành, đu cây là hành động sai. -Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. -Cư xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa. TIẾT 2 * HĐ4: Làm bài tập 3 MT: HS biết những việc làm góp phần tạo nên môi trường trong lành. KN: Rèn HS kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. KT: Động não. -GV giải thích yêu cầu bài tập 3. +Kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. *HĐ5: Thảo luận đóng vai theo bài tập 4 MT: Giúp HS biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. KN: Rèn HS kĩ năng năng tư duy phê phán những hành động phá hoại cây và hoa nơi công cộng. KT:Thảo luận nhóm, đóng vai -GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. +Kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. * HĐ6: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa MT: HS biết xây dựng kế hoạch bảo vệ hoa và cây KN: Rèn HS kĩ năng bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. KT: Thảo luận nhóm. -GV nêu yêu cầu: ·Nhận chăm sóc, bảo vệ cây và hoa ở đâu? ·Vào thời gian nào? Bằng những việc làm cụ thể nào? ·Ai phụ trách từng công việc? +Kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em phải yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu các loài hoa và cây. Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. d/Vận dụng: -GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ -Thực hiện bảo vệ cây và hoa nơi công cộng hằng ngày. HS trả lời. Chào hỏi và tạm biệt HS quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường. HS đàm thoại với nhau. Nhận xét, bổ sung HS chia nhóm 4 HS đọc bài tập 1 và trả lời các câu hỏi sau. Đại diện nhóm lần lượt trình bày ý kiến. Nhận xét, bổ sung HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp. HS tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng trong tranh. HS trình bày, nhận xét. HS nêu yêu cầu. HS làm bài tập. Trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung HS thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Nhận xét cách đóng vai và cách ứng xử. HS thảo luận nhóm xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa. Đại diện tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch của tổ mình. ********************** Nội dung bài học được thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: 1.Về tri thức: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi: - Nhận chăm sóc, bảo vệ cây và hoa ở đâu? - Vào thời gian nào? Bằng những việc làm cụ thể nào? - Ai phụ trách từng công việc? 2.Về kĩ năng: Các em nhận xét hành vi, xử lí tình huống: Các bạn đang trèo lên cây, bẻ cành, hái lá. HS có kĩ năng tư duy phê phán những những bạn trèo lên cây, phá hại cây. 3.Hành vi: HS biết phân biệt những hàng động đúng và sai, khuyên bạn hành động đúng - Biết nhắc nhở, khuyên bạn không phá hoại cây là hành động đúng. - Bẻ cành, đu cây là hành động sai. 4.Thái độ, tình cảm: - Không đồng tính với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. - Cư xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa. - Biết yêu quý những bạn biết chăm sóc, trồng cây nơi công cộng cũng như ở nhà mình. - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 5.Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống ; Thấy các bạn trèo lên cây, vít cành, hái lá; gọi các bạn xuống không được làm như vậy, bẻ cành hái lá sẽ làm cây không lên được, chết cây nếu khuyên ngăn không được nên mách người lớn, thầy cô hoặc bác bảo vệ, để kịp thời ngăn cản hành vi của bạn để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng; biết phê phán không tán thành những hành động phá hoại cây và hoa nơi công cộng của các bạn. * Tóm lại : Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 phải luôn kiểm tra việc thực hiện của học sinh bằng nhiều hình thức và thường xuyên nhiều lần. - Luôn tôn trọng học sinh. Đừng quá quan trọng lỗi lầm của các em, vì ở lứa tuổi này các em chưa thể phân biệt hết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Khi các em làm sai, nên giúp các em tự nhận ra lỗi để sửa, tránh sỉ nhục, đánh đập các em, ép các em nhận lỗi. - Phải lắng nghe ý kiến các em. Đặt mình vào địa vị các em để suy xét. - Nên động viên khen thưởng kịp thời. Đây chính là động lực lớn giúp các em phấn chấn tinh thần. Khuyến khích các em tích cực thi đua trong mọi hành động - Giáo dục các em dũng cảm, bảo vệ lẽ phải, biết quyết trí vươn lên. - Xây dựng môi trường sư phạm trong lành, sạch đẹp hướng xây dựng môi trường xanh sạch đẹp theo trường dạy học mới: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” D. HIỆU QUẢ: “Trồng cây đã đến ngày hái quả”. Đúng vậy, qua ba năm thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh lớp 1”,tôi nhận thấy học sinh chăm ngoan, lễ phép được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời tôi được sự chỉ đạo, sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, của cán bộ chuyên môn, của đồng nghiệp,các bậc phụ huynh và học sinh , chính vì vậy năm học 2013- 2014 tôi tiếp tục rèn và duy trì nề nếp giáo dục Đạo đức cho học sinh theo kế hoạch và đẩy mạnh phong trào thi đua trong suốt năm học.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_1.docx