SKKN Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2]. Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản đó. Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của mọi môn học đều được biên soạn thống nhất chung dưới một quan điểm chỉ đạo quan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi môn học, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội ngày nay.

Thực tiễn GD trong các trường tiểu học, giáo viên đã tìm hiểu và thực hiện tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học chính khóa của nhiều môn học, đặc biệt môn Đạo Đức nhằm góp phần phát triển và giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đao đức cho học sinh. Kết quả đạt được trong dạy học và giáo dục của các trường tiểu học đã khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết và bổ ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các môn học, đặc biệt môn Đạo Đức còn đang gặp nhiều lúng túng. Nhiều GV băn khoăn trăn trở trong việc phải tích hợp quá nhiều chủ đề khác nhau vào mçi môn học (như Giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý học đường, giáo dục kĩ năng sống, v.v..). Chính vì vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra được giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Do đó tên sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ là: “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’’.

docx 27 trang Diệu Anh 29/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’

SKKN Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’
ĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng quyết định, ... nhằm đạt mục tiêu cụ thể là sau khi được tham gia vào chương trình giáo dục ở trường tiểu học.
Mức độ tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5. Căn cứ vào nội dung bài học, có thể phân chia thành hai mức độ tích hợp là:
Tích hợp bộ phận (là những bài có một phần kiến thức và kỹ năng trùng với kiến thức và kỹ năng của kĩ năng sống).
Tích hợp dưới dạng liên hệ thực tiễn (là những bài có một phần kiến thức có thể liên hệ thực tiễn với kĩ năng sống).
Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học để sử dụng khi dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo Đức lớp 5. Phương pháp Động não:
Mục tiêu chủ yếu: Nhằm khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý kiến bổ ích về bất kì vấn đề hay chủ điểm đang học; Tạo động cơ để học sinh phát triển các kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo.
Các bước tiến hành:
Đưa ra một vấn đề hay một chủ điểm cho HS, GV không nhận xét, chê trách, phán xét hay đánh giá nào trong khâu tấn công não này.
Cả lớp thảo luận và nhận xét cho nhau.
GV nhận xét, rút ra kết luận.
Phương pháp Quan sát:.
Mục tiêu chủ yếu: Khuyến khích HS sử dụng ít nhất một giác quan, tri giác trực tiếp, có mục đích vào đối tượng. Quan sát để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng mà không có sự can thiệp.
Các bước tiến hành:
Xác định mục đích quan sát. (Để làm gì ? Tại sao phải quan sát ?)
Lựa chọn đối tượng quan sát. (Sự vật, hiện tượng gì ? ở đâu ? )
Tổ chức cho HS quan sát (Chia mấy nhóm ? nơi quan sát?)
Hướng dẫn cách quan sát (từ tổng thể đến bộ phận; từ chung đến riêng; từ ngoài vào trong); cách huy động giác quan tham gia nhằm đạt được mục tiêu cần quan sát.
Phương pháp Đóng vai:
Mục tiêu chủ yếu: Thực hành các kĩ năng mới; Nâng cao khả năng tự nhận thức; Tôn trọng những quan điểm khác; Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác nhau; Nâng cao kĩ năng nói.
Các bước tiến hành:
GV đưa ra tình huống để cho HS đóng vai.
Khuyến khích để HS tự xung phong nhận và đóng vai phù hợp.
HS tập đóng vai diễn theo hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân (có sự trợ giúp của GV)
GV phân tích diễn xuất của các vai đóng và rút ra bài học cần thiết.
Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ
Mục tiêu chủ yếu: Khám phá, tìm ra những điều mới; Mở rộng suy nghĩ và hiểu biết; Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp; Khai thác các phát hiện mới giữa GV - HS; HS – HS.
Các bước tiến hành:
Chia nhóm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm.
Giao nhiệm vụ, thông báo thời gian làm việc cho các nhóm trước khi nhóm bắt đầu làm việc.
GV đến từng nhóm quan sát và có thể có sự trợ giúp phù hợp.
Từng nhóm lần lượt lên diễn. Các nhóm khác nghe, nhìn và nhận xét bổ sung.
Phương pháp Trò chơi học tập
Mục tiêu chủ yếu: Tạo môi trường học tập mới, sinh động giúp HS "Chơi mà học"; HS tự khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chơi để học tập và thể hiện những điều đã được học để chơi; Tạo động cơ học tập.
Các bước tiến hành:
Xác định rõ mục đích (Chơi để học gì )
Hướng dẫn trò chơi và chơi thử.
Nhắc nhở một số yêu cầu thực hiện trong trò chơi
GV kết hợp cùng HS nhận xét và tuyên bố kết quả của trò chơi.
- Hướng dẫn cách thiết kế giáo án môn Đạo đức có tích hợp (kĩ năng sống):
+ Xác định mục tiêu của bài dạy có tích hợp: Mục tiêu của bài dạy tích hợp kĩ năng sống môn Đạo đức lớp 5 là mục tiêu kép, nghĩa là mục tiêu của bài học môn Đạo đức với mục tiêu giáo dục kĩ năng sống được đan xen, kết hợp hài hòa, thống nhất với nhau. Thực hiện tốt bài giảng tích hợp thì mục tiêu giáo dục kĩ năng sống và mục tiêu của bài học môn Đạo đức cũng đồng thời được thực hiện. Hiệu quả và chất lượng giảng dạy của môn Đạo đức được nâng cao và giáo dục kĩ năng sống trong trường học cũng được tăng cường.
+ Mục tiêu cần đạt tới của giáo dục kĩ năng sống là: HS có thể kể ra, nhận biết và phân biệt được những nội dung và biểu hiện của các kĩ năng sống; hình thành thái độ đúng biểu hiện thống nhất và tương xứng với các biểu hiện của kĩ năng sống; ứng dụng các kĩ năng sống vào cuộc sống và các HĐ giáo dục trong
nhà trường để có những hành vi gao tiếp ứng xử tốt, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của nhà trường, thể hiện lối sống văn minh, lịch sự của người Hà Nội.
+ Mục tiêu cần đạt của môn Đạo đức lớp 5 là: HS trình bày được những kiến thức cơ bản về đạo đức (bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bản thân, với gia đình và nhà trường); hình thành thái độ đúng đắn phù hợp với yêu cầu mà nhà trường và xã hội đề ra; rèn cho HS có những hành vi và thói quen lịch sự, văn minh phù hợp với những chuẩn mực, giá trị của xã hội...
+ Cách xác định mục tiêu bài học tích cực: là GV tự đặt ra và trả lời được các câu hỏi sau:
Sau khi kết thúc bài học, HS phải có khả năng làm được gì ?
Mục tiêu của bài có đơn giản, rõ ràng và chính xác không?
Thời gian, nguồn lực và khả năng của HS có phù hợp không ?
Mục tiêu có khả thi không ? Có nhìn thấy, đo đạc được không ? Ví dụ như:
+ Về kiến thức : liệt kê, kể ra, mô tả, nêu tên, xác định vị trí, đặt tên, tái tạo, trình bày, phân biệt, hoàn thành, trình bày, thực hiện...(Không dùng các từ ngữ : đạt được, nhận ra, quen với, hiểu ra, suy ra,...)
+ Về kĩ năng: áp dụng, thao tác, so sánh, đối chiếu, xây dựng, tháo gỡ...
+ Về thái độ : Có thái độ, tự giác, tuân thủ, hỗ trợ, chọn lựa, giải thích, khởi xướng, đề xuất, chia sẻ, bảo vệ ...
Cấu trúc của tiết học tích hợp (hình thức):
quy trình lên lớp của bài học có tích hợp kĩ năng sống được cấu trúc như cấu trúc quy trình dạy học, tuân theo hai quy trình. Đó là:
Quy trình mô tả mặt nội dung của quá trình dạy học (gồm mục tiêu của bài, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học được sử dụng trong tiết dạy...).
Quy trình mô tả mặt lô gic của quá trình dạy học (gồm các bước như: Kích thích hoạt động học tập, tổ chức hoạt động và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh).
Hai quá trình này đồng thời xảy ra trong quá trình tiết dạy, các yếu tố của chúng đan xen nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động thực tiễn. Trước khi lên dạy, GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài giảng, thực hiện giờ lên lớp và rút kinh nghiệm sau khi lên lớp. Khi thực hiện tiết dạy, GV cần phân loại các bài và tiết học để xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp.
Tiết học tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức cần đảm bảo 5 bước: Ổn định tổ chức (khởi dộng), Kiểm tra bài cũ, Giới thiệu bài mới và giảng bài mới, Luyện tập và củng cố, Giao nhiệm vụ về nhà và dặn dò. Các bước này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau.
Tiết dạy được thực hiện với các loại bài là:
Bài cung cấp tri thức mới;
Bài luyện tập hình thành kĩ năng và kĩ xảo;
Bài vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo;
Bài khái quát và hệ thống hóa (bài tổng kết);
Bài kiểm tra và điều chỉnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Xác định thành phần tham gia giáo dục KNS cho HS tiểu học
Trong nhà trường: đó là toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường, trong lớp và tự bản thân em học sinh đó. Môi trường giáo dục kĩ năng sống cho các em là những giờ học trên lớp, giờ chơi, là HĐGDNGLL.
Trong gia đình: thì mọi người từ ông bà cha mẹ đến anh chị em, con cháu đều có ảnh hưởng tích cực hoăc tiêu cực đến việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho các em.
Ngoài xã hội: Mọi đoàn thể, mọi cá nhân từ những người cao niên như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,... đến lực lượng trẻ như Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, các Câu lạc bộ,... ở địa phương đều có thể tham gia giáo dục thông qua các hoạt động xã hội hoặc bản thân người lớn nêu gương sáng về phong cách sống, về đạo đức cho các em rèn luyện noi theo.
Như vậy, tất cả mọi người từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội đều là những thành phần cùng tham gia giáo dục kĩ năng sống cho HS ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoạt động. Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình lâu dài, khó khăn, mang bản sắc dân tộc và đặc trưng của từng thời kì lịch sử, vừa có tính truyền thống, vừa sáng tạo, vừa nghệ thuật.
Tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và thí điểm dạy chuyên đề có tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức lớp 5
Việc trao đổi, quyết định dạy theo chuyên đề và chọn người dạy thí điểm chuyên đề được chúng tôi tiến hành kết hợp vào buổi sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn tuần và buổi sinh hoạt chuyên đề của nhà trường. Khi thực hiện biện pháp này chúng tôi động viên, lấy tinh thần tự nguyện và nhiệt tình của GV để lựa chọn giáo viên lên tiết thí điểm. Để giúp GV lên tiết dạy thí điểm thuận lợi, chúng tôi quan tâm hỏi han, giúp đỡ tài liệu, phương tiện, tài liệu và tư vấn những điều mà họ cần. Cá nhân GV tích cực soạn giáo án và tập luyện. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia để tư vấn những điều cần thiết. Ví dụ như: Mời Cô Lưu Thu Thủy (tác giả viết sách giáo khoa môn Đạo đức) nhận xét và góp ý cho giáo án có tích hợp kĩ năng sống. Sau đó GV bổ sung và hoàn thiện giáo án.
Sau đó tiết dạy thí điểm đã được tiến hành cho toàn bộ GV khối 5 dự. Cuối cùng là tổ chức nhận xét và rút kinh nghiệm để GV trong khối 5 học tập, sau đó nhân rộng không chỉ trong khối 5 mà trong cả toàn trường.
Tổ chức và phát động phong trào thi đua dạy tốt và học tốt
Phong trào thi đua được phát động theo hoc kì và nhân các ngày lễ lớn. Sau khi tổ chức lãnh đạo cần có nhận xét và đánh giá, tổng kết và khen thưởng cá nhân, tập thể lớp đã tích cực và sáng tạo tham gia giảng dạy tích hợp có hiệu quả; rút ra những bài học kinh nghiệm để mọi người tham khảo và học tập. Kết quả thi đua của GV khối 5 tham gia giảng dạy tích hợp đã được BGH nhà trường ghi nhận và lưu vào kết quả thi đua cuối mỗi học kỳ và năm học, song lưu ý cả quá trình tham gia của GV như: xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị và làm đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy; tích hợp các vấn đề xã hội vào dạy học môn Đạo đức lớp 5, dự giờ của đồng nghiệp, kết quả lên tiết dạy tích hợp.
Kết quả thực nghiệm và tổ chức ứng dụng:
Sau một thời gian thử nghiệm hướng dẫn GV thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 ở một trường tiểu học, chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan nhất định, khẳng định tính thiết thực và hiệu quả trong dạy học và giáo dục. Kết quả thử nghiệm thể hiện cụ thể là:
Về nhận thức: GV đã mở rộng hiểu biết và kinh nghiệm về nội dung giáo dục kĩ năng sống; GV dạy khối 5 của trường tiểu học Ba Đình đã hào hứng và nhiệt tình tham gia và nhân rộng việc giảng dạy tích hợp kĩ năng sống vào các môn học và vào các khối, lớp trong nhà trường.
Về chất lượng và hiệu quả dạy học môn Đạo đức ở khối 5 được nâng cao. Chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn học nói chung, môn Đạo đức lớp 5 nói riêng đã được nâng cao; Đặc biệt hứng thú và thái độ học tập của các em HS được cải thiện và có chuyển biến rõ rệt, không khí học tập trở nên sôi nổi, tính chủ động, sáng tạo, năng động của HS được nâng cao.
Phong trào thi đua dạy tốt và học tốt được đẩy mạnh và mang sắc thái mới. Vấn đề tích hợp một số nội dung mang tính toàn cầu (trong đó có giáo dục kĩ năng sống) đã được GV quan tâm khai thác và tích cực đưa vào nội dung bài
dạy không chỉ trong môn Đạo đức mà còn nhân rộng trong tất cả các môn học; không chỉ ở khối 5 mà còn nhân rộng trong các khối lớp khác trong nhà trường; và còn ứng dụng cả vào việc tổ chức các hình thức phong phú của HĐGDNGLL trong nhà trường. Các HĐGDNGLL của nhà trường bước đầu có những khởi sắc mới, mang lại sự phấn khởi, hứng thú và bổ ích cho HS khi tham gia các HĐ.
Kết quả công tác giáo dục nhân cách toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức cho HS có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt. Điều này cũng có nghĩa là nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS đã được tăng cường thể hiện ở kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì, cả năm và kết quả học tập ở các môn học của các em đã được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận chung:
Kết quả nghiên cứu của đề tài hướng dẫn tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 (chính khóa) ở trường tiểu học đã chứng minh và khẳng định rằng:
Việc nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu này là đúng hướng đã chỉ đạo và định hướng cho tàn bộ quá trình nghiên cứu. Việc khảo sát thực tế tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 đã tiến hành nghiêm túc và thu được kết quả sát thực làm cơ sở cần thiết để xác định các biện pháp hướng dẫn tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức. Giải pháp tổ chức và hướng dẫn tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 là đúng đắn, thiết thực, bổ ích, phù hợp với thực tiễn các trường tiểu học và có tính khả thi cao.
Kết quả của hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được nâng cao và đạt kết quả tốt chỉ khi nội dung dạy học có sự tích hợp một số vấn đề
giáo dục mang tính toàn cầu và thời đại (như giáo dục môI trường, giáo dục kĩ năng sống, dân số và kế hoạch hóa gia đình) và phương pháp dạy học cũng mang tính tích hợp để phù hợp với các nội dung đó.
Công tác hình thành và giáo dục nhân cách toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng (trong đó có kĩ năng sống) cho học sinh tiểu học chỉ có thể đạt kết quả tốt khi GV thực hiện giảng dạy tích hợp kĩ năng sống vào các môn học, đặc biệt môn Đạo đức lớp 5 (thông qua hoạt động chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp). Điều này đặc biệt có giá trị thực tiễn to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công tác giáo dục và phát triển của xã hội.
Đề xuất và khuyến nghị:
* Với Bộ và Sở GD - ĐT:
GDMT cần chính thức trở thành một bộ phận của kế hoạch năm học và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường Tiểu học.
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về kĩ năng sống cho Ban giám hiệu và bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên tiểu học cần được đưa vào trong kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Sở GD&ĐT (có kinh phí kèm theo) giao cho Trường BDCBGD Hà Nội và Phòng GD&ĐT các QuậnĐ/Huyện.
Việc tổ chức thực hiện và đánh giá phong trào giáo dục kĩ năng sống cho HS trong các trường tiểu học nên sớm trở thành một trong các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, xếp loại Nhà trường tiểu học.
Phòng GD - ĐT và Trường BDCBGD Hà Nội:
Nên tổ chức bồi dưỡng về GD kĩ năng sống cho cán bộ và giáo viên tiểu học dưới các hình thức khác nhau có cả lý thuyết và thực hành (tập huấn, chuyên đề, hội thảo, tham quan học tập, đặc biệt hình thức chuyên đề ngắn- dài ngày).
Hà Nội, ngày 18	tháng 5	năm 2010
Người viết SKKN Ths. Đinh Thị Mai
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chỉ thị 36 CT/ TW của Bộ Chính trị và Quyết định 1363/ QT - TTg của Thủ tướng chính phủ. 2002.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Thiết kế mẫu một số mô đun GDMT ở trường phổ thông, 2001
Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998
Michael Matarasso Nguyễn Việt Dũng, Giáo dục môi trường: Hướng dẫn tập huấn cho tập huấn viên, Nxb Lao Động, 2002
Trần Khánh Đức, Giáo dục kĩ thuật - Nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục. 2002.

File đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_tich_hop_noi_dung_giao_duc_ki_nang_song_vao_d.docx
  • pdfHướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5.pdf