SKKN Giáo dục đức cho học sinh lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”
- Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách, là “cái gốc” của con người, là nền tảng cơ bản để mỗi người có được mối quan hệ đúng mực với mọi người xung quanh, với thiên nhiên, với môi trường…Bác Hồ đã dạy “ Có tài mà không có đức thì thành người vô dụng”. Việc giáo dục đạo đức phải được thực hiện ngay từ khi còn bé thơ để làm hành trang để mọi người bước vào cuộc sống. Bác hồ còn dạy “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề vô cùng quan trọng trong nhà trường, nhất là trường Tiểu học.
- Trong chương trình tiểu học, Đạo đức là một môn học chính thức cũng như môn học khác: Toán, Tiếng Việt, TNXH, ….Môn đạo đức có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở ban đầu, giúp hs xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với các quan hệ: bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.
- Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các luồng văn hoá cả tốt và xấu đan xen, lẫn lộn làm cho một bộ phận học sinh của chúng ta đã nhiễm phải một số lối sống sai trái nhất là trong cách đối xử với bạn bè. Chúng ta thật đau lòng khi xem những cảnh một số vụ học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đánh nhau đã được một số học sinh đưa lên mạng và thật đau lòng hơn còn có nhiều vụ đánh hội đồng, rồi đánh nhau, bạn bè vây quanh xem nhưng không một em nào vào can bạn ra. Như vậy, tình trạng học sinh đối xử bạo lực với nhau đã đến lúc báo động, cả xã hội cần phải quan tâm, nhất là các nhà trường. Mặc dù tình trạng này chưa xuất hiện ở học sinh Tiểu học song chúng ta cũng cần nhìn nhận được nguy cơ để có biện pháp giáo dục học sinh có được một tình bạn trong sáng ngay từ khi còn nhỏ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục đức cho học sinh lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”

nhiệm, những em nào có biểu hiện ích kỉ, không thương yêu bạn bè, trêu bạn, đánh bạn, doạ nạt bạn, chơi với bạn xấu ngoài trường thì giáo viên thông tin cho gia đình biết để gia đình kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, giáo dục học sinh kịp thời, không để học sinh hư quá đà. 2.2- Lập thiết kế bài dạy, kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học, một cách hợp lí, đúng mức trong giờ dạy đạo đức: Bài 5: Tình bạn Thiết kế bài dạy là kế hoạch tổ chức việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đây là chỗ dựa quan trọng để giáo viên tiến hành việc dạy. Cho nên, trước khi lên lớp, giáo viên cần tự soạn bài. Khi thiết kế bài dạy Đạo đức,cần căn cứ vào :Các mục tiêu dạy - học môn Đạo đức; tính chất của chuẩn mực hành vi đạo đức; trình độ khả năng, nhu cầu cuộc sống của học sinh; các yếu tố môi trường học tập xung quanh. Từ đó, lựa chọn kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học phù hợp, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Với bài dạy Đạo đức lớp 5 :Bài 5: Tình bạn. Cần thực hiện các bước sau: *Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy. Kiến thức : Giúp HS biết: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - ý nghĩa của tình bạn. Thái độ : HS có thái độ cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày Hành vi : HS có hành vi cư xử phù hợp với bạn bè trong học tập cũng như trong vui chơi và khi tham gia các hoạt động khác. *Bước 2 : Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho bài dạy. Với bài đạo đức này giáo viên cần chuẩn bị như sau: -Tranh phóng to cho truyện “Đôi bạn” - Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” của nhạc sĩ Mộng Lân. - Một số đồ vật chuẩn bị cho đóng vai theo truyện “Đôi bạn”, đóng vai tình huống bài tập 1 và micrô.. *Bước 3: Chọn mô hình phù hợp với bài dạy, với thực tế của lớp học gồm những hoạt động sau: Tiết 1: - Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp dể giúp HS hiểu được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. - Hoạt động 2: Đóng vai theo truyện “Đôi bạn”. Tìm hiểu truyện “Đôi bạn”. - Hoạt động 3: Làm bài tập 2(SGK), giúp HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. - Hoạt động 4: Củng cố: giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp. - Hoạt động nối tiếp: Dặn HS chuẩn bị cho tiết 2. Tiết 2: - Hoạt động1: Đóng vai(bài tập 1,SGK), giúp HS biết ứng xử phù hợp trong những tình huống bạn mình làm điều sai. - Hoạt động 2: Tự liên hệ, giúp HS thực hành tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. - Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn. - Hoạt động kết thúc: Nhắc HS thực hành đối xử tốt với bạn bè xung quanh để báo các kết quả vào tuần sau. Mỗi hoạt động đều có mục tiêu (mục tiêu này phải cụ thể hoá mục tiêu chung của bài). Cách tiến hành (nêu các bước thực hiện và nội dung mà học sinh cần thực hiện). Kết luận (nêu kết quả đạt được qua hoạt động). *Bước 4: Thiết kế bài dạy. Bài 5: Tình bạn (tiết 1và tiết 2). *Bước 5: (Thực hành dạy theo thiết kế - đối với đối tượng học sinh trường tôi). Tiết 1 ( Các hoạt động dạy học bài mới ) Hoạt động 1 (6 phút): Thảo luận cả lớp Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em. Cách tiến hành: 1. Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. 2. Cả lớp thảo luận theo các câu hói gợi ý sau: + Bài hát nói lên điều gì? + Lớp chúng ta có vui như vậy không? + Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh ta không có bạn bè? + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? 3. Sau đó GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn”(10 phút). Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Cách tiến hành: 1. GV treo tranh và kể 1 lần chuyện “Đôi bạn”. 2. GV tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung truyện. 3. GV cho HS thảo luận cặp đôi theo bàn 2 câu hỏi trong SGK tr17. Sau đó gọi HS trình bày, bổ sung. 4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Hoạt động 3: Làm bài tập 2-SGK(12 phút) Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè. Cách tiến hành: 1. GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với bạn cùng bàn để làm bài. 3. GV gọi HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung. ( Sau từng tình huống, GV cho HS tự liên hệ VD: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể? GV cho HS liên hệ: Khi em nhìn thấy một bạn đang bị các bạn khác đánh thì em sẽ làm gì?) 4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: Tình huống (a): Chúc mừng bạn. Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn. Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn. Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn và nhờ bạn bè, thầy cô khuyên bạn không nên sa vào những việc làm không tốt. Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo khuyên ngăn bạn để giúp bạn tỉnh ngộ. Hoạt động 4: Củng cố (5 phút). Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các biểu hiện của tình bạn đẹp. Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu, gọi mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. 2. GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng. Hoạt động tiếp nối (3 phút) Trong phần này GV phải chỉ ra các hoạt động HS cần phải tiếp tục thực hiện để học bài, vận dụng bài học trong thực tiễn và chuẩn bị cho giờ đạo đức sau. - GV gọi HS nêu hành vi đạo đức chúng ta vừa học. - GV: Cô mong rằng, sau khi học giờ học này, trong lớp ta sẽ đoàn kết, thương yêu nhau như anh em trong một nhà. Vậy là các em vừa được học Bài 5: “ Tình bạn”- Tiết 1. Để tiết 2 các em học được tốt hơn, cô yêu cầu về nhà các em đọc ngiên cứu bài tập 1, 3 và chuẩn bị tự liên hệ Sau đó các em tập đóng vai theo các tình huống đó để tuần sau chúng ta học tiếp. Tiết 2( Các hoạt động dạy học bài mới). Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành ứng xử như nội dung bài tập 1(15phút) Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huóng bạn mình làm điều sai trái. Cách tiến hành: 1. GV chia lớp theo 5 nhóm mỗi nhóm 6 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập. Đó là: Nhóm 1: Em nhìn thấy một bạn trong lớp đang bị mấy bạn khác đánh ngay ở cổng trường. Nhóm 2: Em nhìn thấy bạn đang quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhóm 3: Em nhìn thấy bạn vứt rác không đúng nơi quy định. Nhóm 4: Em nghe tin mẹ bạn bị ốm rất nặng, bố bạn đi làm xa chưa về, bạn phải nghỉ học. Nhóm 5: Em biết một bạn trong lớp thường xuyên chơi với mấy bạn xấu, lấy cắp đồ của bạn, em khuyên ngăn nhưng bạn không nghe. 2. Các nhóm thảo luận và đóng vai. 3. GV gọi các nhóm lên đóng vai để giải quyết các tình huống. 4. Thảo luận cả lớp: - Vì sao em lại bênh vực bạn khi bạn bị các bạn khác đánh? Em có sợ bị các bạn kia đáng không? - Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không? - Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? - Tại sao khi khuyên bạn không được em lại đi mách thầy cô giáo? Làm như vậy em có sợ bạn giận và trả thù không?... - Em có nhận xét gì vè cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp( hoặc chưa phù hợp)? Vì sao? 5. GV kết luận: Cần bảo vệ, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt. Hoạt động 2: Tự liên hệ.(10phút) Mục tiêu: HS biết thực hành tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè. Cách tiến hành: 1. GV yêu cầu HS tự liên hệ. 2. HS làm việc cá nhân. 3. HS trao đổi với bạn ngồi cùng bàn. 4. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 5 : GV khen và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn( bài tập 3-sgk) (6 phút) Mục tiêu: Củng cố bài. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS tự xung phong trình bày theo sự chuẩn bị trước của các em GV giới thiệu thêm một số bài thơ, bài hát, câu chuyệnvề chủ đề Tình bạn để giới thiệu thêm cho HS. Hoạt động kết thúc: Dặn HS thực hành sau bài học (3phút) Mục tiêu: HS biết mình phải làm gì sau bài học này để xây dựng tình bạn đẹp. Cách tiến hành: - GV chốt nội dung bài học, gọi HS đọc lại ghi nhớ ở tiết 1 - Gọi HS đọc phần Thực hành - GV dặn HS làm tốt phần thực hành, cuối hành tuần sẽ báo cáo kết quả trong tiết sinh hoạt lớp. 2.3- Quan sát hành vi của HS, động viên, khuyến khích kịp thời: Có thể nói rằng kết quả quan trọng nhất của quá trình dạy học môn Đạo đức là hành vi, việc làm được HS thực hiện sau khi học bài đạo đức tương ứng. Và làm sao để những hành vi việc làm đó được HS thực hiện một cách “bình thường” trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đối với các hành vi khác trong chương trình Đạo đức, việc kiểm tra đánh giá hành vi của các em cũng là việc làm khó khăn đối với GV, bởi GV không thể theo sát HS ở mọi lúc, mọi nơi, hành vi của các em lại chưa bền vững Nhưng đối với hành vi “Tình bạn” thì việc kiểm tra hành vi của các em sau bài học là việc làm không phải là khó, bởi đây là hành vi HS phải thực hiện hàng ngày khi đi học, được GV chủ nhiệm và đặc biệt là tất cả bạn bè trong lớp đều có thể trực tiếp chứng kiến. Đặc điểm chung của HS Tiểu học thích được khen hơn chê. Tuy nhiên, khen hay chê cũng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng tốt trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Trong khi tôi và một số Gv cùng khối thực hiện 2 biện pháp nói trên, còn thường xuyên theo dõi sự tiến bộ hay không tiến bộ của các HS chưa thực hiện tốt việc vun đắp nên tình bạn đẹp. Nếu thấy HS có sự tiến bộ nên cho lớp tuyên dương ngay và tiếp tục động viên em đó phát huy. Đồng thời, trong các buổi sinh hoạt lớp vào cuối tuần, trong phần nhận xét việc thực hiện nề nếp của lớp, tôi đưa ra một số gương các em biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè( trong lớp hoặc trong cùng khối), cho cả lớp noi theo. Công nhận sự tiến bộ của một số em, động viên các em đó thực hiện tốt trong cách ứng xử với bạn bè chắc chắn kết quả giáo dục đạo đức của lớp sẽ cao hơn. Từ đó, HS trong lớp tôi đã đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau hơn, có niềm vui, nỗi buồn gì cũng chia sẻ cùng nhau, tổ chức sinh nhật cho bạn bè trong lớp rất vui vẻ. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1- Kết quả: Sau khi dạy Bài 5 “ Tình bạn” và kiểm tra thường xuyên phần thực hành của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, kết quả: - Lớp thường xuyên được xếp loại A - Không còn tình trạng HS trêu bạn, bắt nạt bạn, doạ đánh bạn, trêu bạn bị khuyết tật nữa. - Đặc biệt HS Lê Đình Suốt đầu năm học theo mấy bạn xấu ngoài trườngchơi bời lêu lổng, chuyên doạ nạt, đánh bạn trong lớp và các lớp khác, thậm chí còn ăn cắp vặt, nhưng sau bài học đã hiểu ra một phần cùng với việc kiểm tra thực hành thường xuyên của cô giáo và các bạn nên đến cuối học kì 1 đã tiến bộ rõ rệt, không còn doạ nạt, đánh bạn nữa, đi học cũng đều hơn và học tập có tiến bộ, không còn chơi với các bạn xấu ngoài trường. Kết quả thăm dò thực hành về hành vi Tình bạn như sau: * 30/30HS cho rằng chúng em có quyền chọn cho mình một số bạn để chơi cùng. * 30/ 30HS đã biết thể hiện tình đoàn kết, vui chơi hoà thuận cùng bạn, quan tâm, chúc mừng sinh nhật bạn. *20HS/30HS đã có quan tâm đến bạn xem bạn có nỗi buồn gì thì chia sẻ, động viên bạn. * 20HS/30HS đã dám can ngăn bạn khi thấy bạn làm điều sai trái. * 25 HS/30HS đã dám báo cáo cô giáo về việc làm sai tráicủa bạn trong lớp. Về chất lượng HS ( cuối năm) như sau: - Môn Đạo đức: A+ : 10 em = 33,3 % A : 20 em = 66,7% B : Không có. - Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: 30 em = 100 % Chưa thực hiện đầy đủ: 0 em Có kết quả này cũng do sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường ,các đồng nghiệp và sự quan tâm của phụ huynh học sinh. Do GV kết hợp hài hoà với phụ huynh HS, động viên, nhắc nhở phụ huynh HS động viên quan tâm đến con em mình thường xuyên, liên tục. 2- Bài học kinh nghiệm: Qua việc giáo dục hành vi đạo đức, và chất lượng tiết dạy Đạo đức lớp 5 chương trình mới đạt hiệu quả ở trường tôi, tôi rút ra được bài học kinh nghịêm sau: + GV phải nắm chắc mục tiêu chung của tiết dạy. + Lựa chọn tài liệu, phương tiện phục vụ cho tiết dạy. + GV phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của HS, hoàn cảnh gia đình các em, chú ý đến những em cá biệt. + Trong giờ học HS phải được tích cực chủ động tự khám phá, chiếm lĩnh nội dung bài học thông qua các hoạt động: Quan sát tranh, đóng vai, trò chơi, kể chuyện.kết hợp sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, tránh lối dạy thiên về lý thuyết, trừu tượng, khô khan, áp đặt. + Trong dạy học môn Đạo dức, mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là phải căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ HS, điều kiện của trường, lớp mà lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy – học một cách hợp lý đúng mức. + Đối với HS Tiểu học cần sử dụng và phát huy hết mặt của phương tiện trực quan, tránh tình trạng dạy chay. + GV biết kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tạo ra bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ để hình thành và phát triển tư tưởng tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức cho HS. + GV cần có đánh giá hợp lý, khách quan, phải động viên khích lệ kịp thời có hiệu quả. + GV phải nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh. Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt các cấp và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm. 3- Đề xuất, kiến nghị: - Đề nghị chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức, đặc biệt là chuyên đề để tổ chức giáo dục học sinh thông qua từng hành vi đạo đức của từng bài học để giáo viên được tiếp cận, giúp cho việc dạy học môn đạo đức và đặc biệt là giáo dục đạo đức đạt kết quả cao hơn trong trường Tiểu học, góp phần giáo dục toàn diện( cả trí và đức) cho những công dân tương lai của đất nước Việt Nam. Tôi xin chân thành cám ơn! Người thực hiện Phạm Thị Mai XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2013 Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi tự viết, không sao chép của ai. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Người viết Phạm Thị Mai
File đính kèm:
skkn_giao_duc_duc_cho_hoc_sinh_lop_5_thong_qua_bai_dao_duc_t.doc