SKKN Giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ

* Cơ sở của sáng kiến: Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, chúng ta phải có trách nhiệm “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” đây là trách nhiệm chung của cha mẹ, nhà trường và xã hội. Tất cả đều có mối kết hợp hài hòa để tạo một môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Song do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Có một vài học sinh vi phạm những chuẩn mực đạo đức, số học sinh vi phạm không nhiều, nhưng hậu quả hành vi của các em gây ra cho gia đình cũng như xã hội rất lớn.

Trong phạm vi nhà trường, có nhiều học sinh dễ bị lôi kéo bởi những hành vi xấu. Vì vậy nếu giáo dục không đúng đắn và kip thời thì số học sinh này sẽ gia tăng nhanh, ảnh hưởng đến bậc học sau, dẫn đến kết quả của quá trình giáo dục trong nhà trường ngày càng có nguy cơ đi xa mục tiêu giáo dục. Vì vậy nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh và có biện pháp thích hợp để ngăn chặn, uốn nắn những vi phạm của các em một cách kịp thời là vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội, đặc biệt là nhà trường. Nhưng hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường chưa được các thầy cô giáo nhận thức đúng với tầm quan trọng của nó và chưa thực hiện triệt để theo những yêu cầu sư phạm trong quá trình giáo dục.

* Tổng quan thông tin: Mục đích giáo dục của chúng ta là cải thiện những hành vi sai lệch đó và dần dần giúp các em xây dựng lại nhân cách và phát triển nhân cách theo những chuẩn mực đạo đức quy định.

doc 16 trang Diệu Anh 29/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ

SKKN Giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ
ó tác dụng tích cực cho việc hình thành nhân cách của các em . Tổ chức Đội - Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức hoạt động vui chơi cho các em, cùng hoà nhập để hiểu hơn tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em để từ đó mà thông cảm hơn, yêu thương hơn, hiểu hơn và có trách nhiệm nhiều với các em học sinh lớp mình phụ trách, mới thực sự trở thành người mẹ, người cha, người chị, người anh gần gũi thân thiết của các em để công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả hơn.
 	Thành lập đội sao đỏ theo dõi chấm điểm thi đua và báo cáo kịp thời các bạn vi phạm nội quy của nhà trường để thầy cô giáo chủ nhiệm cùng với thầy Tổng phụ trách kịp thời chấn chỉnh.
 	Hằng tuần cho học sinh kể chuyện về Bác vào những buổi chào cờ đầu tuần. Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự đăng ký kể chuyện luân phiên ở mỗi lớp và từng cá nhân trong lớp. Qua đó cũng giúp cho học sinh tự tin hơn vào bản thân mình biết thể hiện năng khiếu bản thân trước tập thể.
Hằng tháng liên đội tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động vui chơi nhằm thu hút các em tham gia và tạo luồng sinh khí mới trong học tập như: Tổ chức đố vui để học, rung chuông vàng, tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, các hoạt động ngoại khoá khác .......
 	Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Mọi thành viên trong hội đồng đều nhận thấy được rằng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tác phong cho học sinh để trở thành người tốt là nhiệm vụ của toàn hội đồng chứ không phải của một ai. Mỗi cán bộ quản lí và giáo viên đều phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở chấn chỉnh từng hành vi của học sinh, có trách nhiệm xử lí ngay lập tức khi có tình huống xảy ra.
	 4. Kết quả đạt được:
 Qua nhiều năm đã tiến hành và thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường tôi thấy rằng: 
 - Qua quá trình được uốn nắn, giáo dục, động viên, các em đã có ý thức tự giác trong học tập.
 - Những hành vi sai phạm của các em ngày một giảm dần, những lời nói tục, nói dối không còn. Có ý thức tự quản tốt, tình trạng gây gỗ đánh nhau ít diễn ra trong nhà trường.
	- Xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. Có tinh thần tự giác trong học tập.
	- Có ý thức bảo vệ của công, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
	- Học sinh có ý thức sống đẹp: Biết vâng lời thầy cô giáo và lễ phép với mọi người. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh, tự giác ủng hộ bạn nghèo, thăm hỏi bạn khi bạn ốm đau hoặc gặp chuyện không may. Biết tôn trọng lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của bản thân
5. Bài học kinh nghiệm:
 - Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên phải thật sự hết sức yêu quý học sinh, đặt hết tâm huyết vào công việc, quyết tâm giáo dục đến nơi đến chốn
 	- Trong công tác chủ nhiệm ngoài sự nhiệt tình của người giáo viên còn đòi hỏi phải có những phương pháp giáo dục thích hợp.
 	- Luôn bám sát theo dõi sự thay đổi của từng học sinh, những biểu hiện thái độ sai trái nhằm uốn nắn kịp thời cũng như phát hiện gương người tốt việc tốt để biểu dương khuyến khích động viên. 
 	- Phải biết kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía.
 	- Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức được một tập thể lớp đoàn kết. 
 	- Giáo viên phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tĩnh xử lý trong các tình huống Đôi lúc phải có tấm lòng bao dung vị tha, hạn chế việc hành động theo suy nghĩ chủ quan nóng vội, tránh gây cho các em cảm giác bị mặc cảm, phải có khơi dậy những mặt tốt của các em để giúp các em có động cơ phấn đấu.
- Giáo viên phải tự học tập tìm hiểu thêm từ mọi nguồn tài liệu để bổ sung vốn kiến thức cá nhân để có thể giải đáp thắc mắc, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh khi các em cần. Nhất là kể cho các em nghe những câu chuyện về Bác khi nội dung giáo dục phù hợp. 
 	Trên đây là những công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đã gặt hái nhiều thành công. Nói đến công tác này có lẽ ai cũng rất băn khoăn, lo lắng bởi lẽ nó đòi hỏi ở người giáo viên quá nhiều công sức mới thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình vả lại để giáo dục cho từng học sinh cụ thể có hiệu quả vẫn không có một phương pháp hoàn thiện. Thế nhưng nói về công tác giáo dục đạo đức học sinh thì thật sự rất khó nói, bởi công việc của người giáo viên là những việc làm phức tạp, vụn vặt qua từng ngày, qua từng giờ kết quả của nó thật khó định lượng, sự tiến bộ của học sinh là từ từ, sự chuyển biến này thật khó nhận thấy nếu như chúng ta không thật sự chú tâm .
 Với tôi sự hy sinh của thầy cô giáo nói chung không ngoài một mục đích nào khác mà chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, vì tất cả cho học sinh. 
6. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ là sự đút kết từ thực tiễn bản thân qua nhiều năm giảng dạy. Đã được nhân rộng trong các lần sinh hoạt chuyên môn của đơn vị và cụm chuyên môn liên trường.
C. KẾT LUẬN:
1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến:
Thông qua sinh hoạt chuyên môn trường và cụm trường, sáng kiến được sự thống nhất của đồng nghiệp và vận dụng, nhân rộng trong dạy học.
Mỗi câu chuyện là một chuẩn mực đạo đức không chỉ cho học sinh mà cho mọi người cùng học tập và mỗi câu chuyện được kể trở thành niềm mong đợi của học sinh. Các em mong được kể cho thầy, cho bạn nghe những điều các em tìm hiểu được, được làm một MC giới thiệu về bản thân, về những điều các em học được, làm được sau khi nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu. Được nói trước tập thể những ước mơ cao đẹp mà bản thân các em suy nghĩ, điều đó trở thành niềm tin, động lực học tập tích cực để trở thành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ.
2. Kết luận: 
Rèn luyện đạo đức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được rèn luyện những kỹ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Để thực hiện được điều này quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh. Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà bản thân mỗi người luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ trẻ. 
3. Kiến nghị - Đề xuất:
Để giáo dục đạo đức học sinh trong thời kỳ hiện đại, bản thân tôi có một số đề xuất sau:
- Nhà trường cần tạo điều kiện về CSVC để học sinh có thể học tập, vui chơi lành mạnh, bổ ích.
- Người giáo viên phải hết lòng hết sức, tận tâm vì học sinh thân yêu của mình. Kiên nhẫn, thầm lặng ghi nhận sự tiến bộ của những học sinh cá biệt để bổ sung cho hành trang sự nghiệp của bản thân mình. Không khoe khoan, không nản chí những gì mình làm được và chưa được.
- Cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa tới việc học và rèn luyện, thái độ, tình cảm, đạo đức của con em mình. Phải chấn chỉnh ngay những hành vi sai lệch của các em, hướng các em phát triển đúng đắn. Phải phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện giúp đở, hỗ trợ cho những học sinh khó khăn có điều kiện đến trường như các bạn khác. Phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền giáo dục học sinh chấp hành pháp luật nhà nước. 
Trên đây chỉ là một vài biện pháp trong chuỗi các biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Rất mong được đồng nghiệp góp ý để công tác này ngày càng được hoàn thiện hơn. Thế hệ con em chúng ta sau này sẽ là những con người đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
 Ninh Quới A, ngày 10 tháng 9 năm 2019
 Người viết
 QUÁCH NGỌC CHI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận Sáng kiến 
	I. Sơ lược lý lịch:
	- Họ và tên: Quách Ngọc Chi Năm sinh: 1978
	- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân tiểu học
	- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1
	- Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn tổ 4,5. Trường tiểu học Vĩnh Phú
	II. Nội dung: 
	1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến:
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, chúng ta phải có trách nhiệm “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” đây là trách nhiệm chung của cha mẹ, nhà trường và xã hội. Tất cả đều có mối kết hợp hài hòa để tạo một môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Song do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Có một vài học sinh vi phạm những chuẩn mực đạo đức, số học sinh vi phạm không nhiều, nhưng hậu quả hành vi của các em gây ra cho gia đình cũng như xã hội rất lớn. 
 Trong giáo dục học sinh dạy chữ và dạy người là hai vấn đề song song tồn tại và có giá trị như nhau. Mục đích của giáo dục là tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức và có năng lực. 
 Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung hiện tại của toàn xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu mới đáng phấn khởi đạt được trong các lĩnh vực hoạt động xã hội thì cũng có không ít những tiêu cực ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ làm cản trở quá trình giáo dục. Hình thành nhân cách cho học sinh, mỗi thầy cô giáo chúng ta cần quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức học sinh là công việc quan trọng và phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nhất là hiện nay các cấp, các ngành trong cả nước đang thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì tại sao chúng ta không đưa tinh thần đó vào công tác giáo dục học sinh. Dạy các em cả trong giờ chơi và giờ học, dạy cả khi các em ở nhà. Muốn thực hiện được điều này giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được một hình tượng vững chắc trong lòng học sinh. Không gì đẹp hơn cho học sinh học tập và noi theo Bác Hồ, một vĩ nhân của nhân loại, một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một hình tượng đạo đức toàn vẹn trên mọi lĩnh vực. 
	2. Tên sáng kiến.
 Giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ
	3. Nội dung sáng kiến.
* Mục tiêu của giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005)..
Tiếp tục nâng cao ý thức tự giác trong HS về thực hiện pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi và biết cách tuyên truyền cho những người xung quanh; biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sống trung thực, tự trọng, lành mạnh.
	* Nội dung giáo dục cụ thể:
	- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc 
+ Câu chuyện: Hai bàn tay; Miền Nam ở trong trái tim tôi; Bác Hồ với bộ đội ở Đền Hùng; các chú có báo không; ......
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; văn hoá.
+ Câu chuyện: Tôn trọng luật lệ; Nước nóng nước nguội; Tài ứng khẩu của Bác; Bữa cơm gia đình;.....
- Ý thức trách nhiệm với việc làm của mình.
+ Câu chuyện: Chiếc đồng hồ quả quýt ; Nước nóng nước nguội; Thời gian quý lắm đấy; Chiếc vòng bạc; đạn bọc đường; .....
- Hòa đồng, thân thiện, quan tâm đến mọi người:
+ Câu chuyện: Ba chiếc ba lô; bát chè sẽ đôi; chú còn trẻ vào hầm trước đi; Bác có phải là vua đâu; Ai ngoan sẽ được thưởng; Chiếc rễ đa tròn; Chú sang xông nhà cho Bác; Tấm lòng của Bác; Những vị khách đặc biệt của Bác Hồ; Ba lần được gặp Bác; Bác Hồ thăm trại nhi đồng; Chú ngã có đau không......
- Tiết kiệm:
+ Câu chuyện: Từ đôi dép đến chiếc ô tô; Bài học về sự tiết kiệm; Bữa ăn tối của Bác; Một lần nhớ mãi; Bác Hồ thích ăn món gì nhất; vừa đẹp vừa đỡ chói mắt đồng bào.....
- Ý thức tự học và rèn luyện
+ Câu chuyện: Bác Hồ với tiếng Hán cổ và hiện đại; Bác Hồ với tiếng Pháp; Bác Hồ với tiếng Anh; Bác Hồ với tiếng Nga; Bác Hồ ở Pacpo; Bác Hồ tăng gia rau cải; quyền lao động của Bác; .....
4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến.
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh bằng những câu chuyện kể về Bác Hồ là sự đút kết từ thực tiễn bản thân qua nhiều năm giảng dạy. Đã được nhân rộng trong các lần sinh hoạt chuyên môn của đơn vị và cụm chuyên môn liên trường.
Mỗi câu chuyện là một chuẩn mực đạo đức không chỉ cho học sinh mà cho mọi người cùng học tập và mỗi câu chuyện được kể trở thành niềm mong đợi của học sinh. Các em mong được kể cho thầy, cho bạn nghe những điều các em tìm hiểu được, được làm một MC giới thiệu về bản thân, về những điều các em học được, làm được sau khi nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu. Được nói trước tập thể những ước mơ cao đẹp mà bản thân các em suy nghĩ, điều đó trở thành niềm tin, động lực học tập tích cực để trở thành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ.
5. Thời điểm công nhận.
Năm học 2018 - 2019
	6. Hiệu quả mang lại.
 Qua nhiều năm đã tiến hành và thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường tôi thấy rằng: 
 - Qua quá trình được uốn nắn, giáo dục, động viên, các em đã có ý thức tự giác trong học tập.
 - Những hành vi sai phạm của các em ngày một giảm dần, những lời nói tục, nói dối không còn. Có ý thức tự quản tốt, tình trạng gây gỗ đánh nhau ít diễn ra trong nhà trường.
	- Xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. Có tinh thần tự giác trong học tập.
	- Có ý thức bảo vệ của công, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
	- Học sinh có ý thức sống đẹp: Biết vâng lời thầy cô giáo và lễ phép với mọi người. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh, tự giác ủng hộ bạn nghèo, thăm hỏi bạn khi bạn ốm đau hoặc gặp chuyện không may. Biết tôn trọng lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của bản thân
7. Những đơn vị, cá nhân đã ứng dụng sáng kiến.
	 Ninh Quới A, ngày 10 / 09 / 2019 
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Người báo cáo
 KHOA HỌC ĐƠN VỊ 	 
 QUÁCH NGỌC CHI
	HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 	Đơn vị: Trường TH Vĩnh Phú
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN 
- Tính mới: 	.................................................................../30 điểm
- Tính hiệu quả: 	............................................................/35 điểm
- Tính ứng dụng: 	........................................................../20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: 	....................../10 điểm
- Hình thức: 	............................................................../05 điểm
	..........................., ngày ..... tháng .... năm 20...
	CHỦ TỊCH HĐKH
	HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 	Đơn vị: .
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN
- Tính mới: 	.................................................................../30 điểm
- Tính hiệu quả: 	............................................................/35 điểm
- Tính ứng dụng: 	........................................................../20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: 	....................../10 điểm
- Hình thức: 	............................................................../05 điểm
	..........................., ngày ..... tháng .... năm 20...
	CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_bang_nhung_cau_chuyen_ke_ve_b.doc