SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

Một đất nước muốn phát triển đòi hỏi phải có một nền giáo dục tiến bộ toàn diện, không chỉ biết đào tạo có hiệu quả về mặt thông tin về kiến thức, sự hiểu biết con người mà còn biết đào tạo ra những con người có hành vi chuẩn mực ngay từ cấp Tiểu học.

Trong công tác giáo dục hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của các em học sinh nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân trong đời sống hàng ngày của các em.

Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường hiện nay là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại ra cho tư tưởng cơ hội, thực dụng, vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, coi tiền bạc là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến các em, đến mọi hoạt động của đời sống xã hội cụ thể là. Trong gia đình, một số cha mẹ học sinh không gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi bới lẫn nhau. Một số gia đình chưa quan tâm đến con cái, bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá. Dẫn đến một số học sinh không lễ phép với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, không chịu lao động, không chỉ học hành, lêu lổng, trộm cắp, Trong giao tiếp với mọi người nói năng thô lỗ, cục cằn.

docx 31 trang Diệu Anh 16/03/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1
ọc sinh nghèo vượt khó, các bạn trong lớp, trường đã quyên góp tiền mua quà để tặng các bạn nghèo vượt khó học giỏi, mặc dù về vật chất không lớn nhưng thể hiện tình cảm bạn bè ấm áp, giúp em ăn tết vui vẻ hơn.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá xoay quanh nội dung của bài học đạo đức:
	Phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay dựa trên hình thức các em vừa học vừa chơi. Giáo dục đạo đức mà chỉ dựa trên lí thuyết sách vở mà không thực tế thì thường khô khan và kết quả thấp. Hơn nữa trong các tiết dạy văn hoá, thời gian luôn vừa đủ để chuyển tải nội dung chương trình nên việc đưa những vấn đề đạo đức đến với các em họ sinh vẫn còn hạn chế. Tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá các chủ điểm, chủ đề hướng về những nội dung đạo đức là những việc làm cần thiết đối với người giáo viên, việc giáo dục đạo đức cho các em sẽ trở nên phong phú, có hiệu quả và cuốn hút các em học sinh hơn. Nhà trường tạo điều kiện cho các em học sinh có sân chơi thú vị, bổ ích xoay quanh những trò chơi, xây dựng tiểu phẩm, thi kể chuyệnQua đó sẽ phát huy được sự hiếu động của các em học sinh, hứng thú, giúp ích cho việc tiếp nhận những bài học đạo đức cho các em một cách tốt hơn.
Trong quá trình truyền đạt kiến thức, nhà trường có tổ chức các lần sinh hoạt ngoại khoá cho các em học sinh nhưng vẫn còn thưa thớt, thỉnh thoảng, dẫn đến kết quả chưa cao. Nhà trường cần phải tổ chức thêm nhiều sự kiện, chương trình ngoại khoá gắn với những ngày chủ điểm, những sự kiện lịch sử như một cách sinh động giúp các em học sinh yêu hơn lịch sử dân tộc. Trong chương trình sinh hoạt ngoại khoá có thể tổ chức dưới dạng nhiều cách thức, tổ chức đa dạng và phong phú:
Thi nói lời hay ý đẹp: Đây là hoạt động không những giáo dục các em học sinh về đạo đức mà qua đó thầy cô giáo có thể giúp các em học sinh nói và viết tốt ngôn ngữ Tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp một cách trong sáng. Giúp cho các em học Tập làm văn, Luyện từ và câu tốt hơn.
Phát động những phong trào: Không nói tục không chửi thề. Gọi bạn xưng tên. Kính trên nhường dưới. Biết lễ phép với thầy giáo cô giáo, người lớn tuổi. Những lời ăn tiếng nói của chúng ta đối với con trẻ tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày nhưng để nói lời hay, nói sao cho diễn đạt tình cảm của mình một cách xúc động, đối với các em học sinh là cả một vấn đề lớn. Nói những lời hay, lễ phép, đúng mực cũng là thước đo đánh giá đạo đức của mỗi một con người chúng ta, qua những trò chơi như vậy sẽ tạo cho các em rèn luyện các hành vi đạo đức một cách tích cực và có hiệu quả.
2.3.2. Tổ chức các hoạt động liên quan đến giáo dục đạo đức
	Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội quy, quy định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập đi học chuyên cần, giữ gìn vở sạch sẽ, chữ viết đẹp, nề nếp tham gia sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng.
	Yêu cầu các em học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn đạo đức). Nhà trường giáo dục cho các em ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp, ở nhà. 
	Xây dựng cho học sinh ý thức học tập chăm chỉ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Kết hợp với thầy giáo Tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, Sao nhi đồng sao cho sinh động đa dạng, bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh bậc Tiểu học. Các hoạt động này nếu làm tốt thì sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho các em học sinh.
	 Ngoài ra tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội để giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm cộng đồng. 
Cụ thể như:
	+ Hoạt động nhân đạo: Giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn do thiên tai, do điều kiện sống khó khăn, Tổ chức thăm gia đình nhà bác Y Sóc Niê gia đình có công với cách mạng.
 	+ Hoạt động công ích: Lau bàn ghế, nhổ cỏ, vệ sinh xung quanh trường học,.
 Tổ chức cho các em tham gia lao động dọn vệ sinh xung quanh lớp học.
Tổ chức cho các em các hoạt động trải nghiệm, chơi trò chơi dân gian.
 	 + Tổ chức trao quà cho những em chăm chỉ học tập, ngoan trong tháng.
2.3.3. Xây dựng tập thể lớp có không khí đạo đức tốt
	Giáo viên chủ nhiệm xây dựng được lớp học yêu thương, đoàn kết, có không khí đạo đức tốt, mọi thành viên luôn tuân thủ các qui định của lớp, của trường, tự giác thực hiện các nhiệm vụ được giao, sống với bạn chân thành, trung thực, các em tự ghép mình vào khuôn khổ chung, giúp đỡ nhau trong học tập.
	Ngoài ra các em biết phát hiện và ngăn chặn những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức như: Đi học muộn, nói chuyện riêng trong giờ học, ăn quá vặt, không học bài cũ, nói bậy, chửi thề. 
2.3.4. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
	Phối kết hợp với Ban hội cha mẹ học sinh của lớp, của trường.
	Tham mưu với Nhà trường tổ chức tốt cuộc họp cha mẹ học sinh một năm ba đến bốn đợt. Đầu mỗi năm học các lớp cần kiện toàn chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến Ban chấp hành hội.
	Qua các buổi họp phụ huynh Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các gia đình phụ huynh nhắc nhở các em thực hiện.
	 Thông qua với phụ huynh về các chuẩn mực, hành vi đạo đức mà các em 
học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Các bậc phụ huynh cần trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh. Với những học sinh có cá biệt, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm đựơc đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có kế hoạch kèm cặp cụ thể.
2.3.5. Giáo viên là tấm gương về đạo đức 
	Để làm tốt điều này thì người thầy không chỉ đơn thuần thực hiện nội dung bài giảng trên lớp mà phải là một tấm gương sáng về mọi mặt để các em soi rọi hàng ngày và học tập. Các em học sinh bậc tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em học sinh coi thầy cô giáo là thần tượng, và lúc nào cũng nói đúng. Chính vì vậy mỗi người giáo viên phải là tấm gương cho các em học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, trong mọi cử chỉ, trong từng hành động. Trước mặt các em, cũng rất cần thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với các em học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân.
	Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm hỏi gia đình các em học sinh, phải có lòng vị tha, thương yêu, gần gũi các em học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong các hình thức thưởng phạt, giáo dục các em học sinh tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau, kịp thời động viên các em học sinh trong mọi hoạt động, giúp các em học sinh không mặc cảm, tự ti và vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra người giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em học sinh.
	Mỗi người giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những em học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá, nói hỗn láo. Giáo viên cần phối kết hợp với gia đình, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho các em.
2.4. Kết quả đạt được.
Qua một thời gian tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu tìm ra các biện pháp giáo dục và đã nhiều năm áp dụng vào công tác giảng dạy. Những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả trong quá trình giáo dục các em.
Phương pháp giáo dục các hành vi đạo đức với nhiều hình thức đa dạng và phong phú đã thực sự cuốn hút học sinh. Trường học, lớp học đã trở thành nơi mà các em học sinh có thể tin tưởng ở thầy cô, bạn bè mà bày tỏ những cảm nhận buồn, vui về cuộc sống. Chúng tôi thấy các em đã thực hiện làm chủ được những buổi sinh hoạt ngoại khoá, trải nghiệm các tiết học đạo đức. Các em biết tạo cho mình nhận thức đúng đắn qua sự góp ý của bạn bè và sự hướng dẫn của thầy cô, chúng tôi cảm thấy mình được lắng nghe, hiểu và gần gũi các em hơn sau mỗi tiết học, điều này giúp chúng tôi dễ dàng bám sát quá trình học tập của các em.
Trong tất cả các tiết học các em học sinh đã biết cách liên hệ đến tình yêu thương gia đình, tình bạn bè, thầy cô giáo. Biết lễ phép với thầy cô giáo, người lớn, biết phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp. Biết chấp hành nội quy của lớp học. Các em đã hiểu được những giá trị đạo đức sống với nó bằng những hành động thực tiễn, nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt đẹp, lạc quan và đầy ước mơ, xem cuộc sống đẹp như những tranh cổ tích “ở hiền sẽ gặp lành”, điều ấy thực sự sẽ trở thành nền móng vững chắc cho các em học sinh thành con người tốt về mọi mặt sau này.
 Bảng so sánh chênh lệch trước và sau khi áp dụng đề tài năm học 2022 - 2023:
Kết quả khảo sát đầu năm học của hai lớp 1A và 1B đạt kể quả như sau.
Những yêu cầu cần
thực hiện
Mức độ thực hiện của học sinh
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Lễ phép vớicha mẹ, thầy cô và người lớn.
30
50%
20
33,3%
10
16,7%
Xưng hô đúng mực với bạn bè.
25
41,7%
15
25%
20
33,3%
Đi học đúng giờ, đầy đủ.
40
66,7%
10
16,7%
10
16,7%
Không nói chuyện trong giờ học.
30
30%
15
25%
15
25%
Giữ gìn vệ sinh lớp, cá nhân.
35
58,3
13
21,7%
12
20%

Kết quả khảo sát học kì 1 của hai lớp 1A và 1B đạt kết quả như sau.
Những yêu cầu cần
thực hiện
Mức độ thực hiện của học sinh
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Lễ phép vớicha mẹ, thầy cô và người lớn.
35
58,4%
20
33,3%
5
8,3%
Xưng hô đúng mực với bạn bè.
34
56,7%
18
30%
8
13,3%
Đi học đúng giờ, đầy đủ.
45
75%
10
16,7%
5
8,3%
Không nói chuyện trong giờ học.
35
58,4%
15
25%
10
16,6%
Giữ gìn vệ sinh lớp, cá nhân.
40
66,7%
13
21,7%
7
11,6%

Kết quả khảo sát cuối năm học của hai lớp 1A và 1B đạt kết quả như sau.
Những yêu cầu cần
thực hiện
Mức độ thực hiện của học sinh
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Lễ phép vớicha mẹ, thầy cô và người lớn.
44
73,3%
16
26,7%
0
0
Xưng hô đúng mực với bạn bè.
40
66,7%
20
33,3%
0
0
Đi học đúng giờ, đầy đủ.
50
83,3%
10
16,7%
0
0
Không nói chuyện trong giờ học.
42
70%
18
30%
0
0
Giữ gìn vệ sinh lớp, cá nhân.
50
83,3%
10
16,7%
0
0

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
	Công tác giáo dục các hành vi đạo đức trong nhà trường tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng có vị trí hết sức quan trọng, đó là cơ sở để hình thành nhân cách học sinh trong nhà trường tiểu học và nhân cách con người sau này.
Giáo dục đạo đức cho các em học sinh tiểu học là cung cấp cho các em những hành vi và khái niệm về đạo đức, bồi dưỡng cho các em xúc cảm đạo đức
 và tình cảm đạo đức, rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức cho các em.
	Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Ngô Gia Tự: 
- Về nhận thức: Giáo viên đã nhận thức đúng tầm quan trọng củaviệc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1.
	- Về thái độ: Phần lớn các giáo viên có hứng thú với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1, tuy có các mức độ khác nhau.
	- Về kỹ năng: Một số giáo viên còn thiếu kỹ năng đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1.
	Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Ngô Gia Tự do nhiều nguyên nhân, chủ quan có, khách quan có, cho nên công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1: Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức, giáo viên - là tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo 
3.2. Kiến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau: 
3.2.1. Đối với Ban giám hiệu 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tăng cường cho nhà trường cơ sở vật chất trang thiết bị tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường các đầu sách, truyện đọc cho học sinh để tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt môn đạo đức.
- Thường xuyên trao đổi về phương pháp giáo dục trẻ.
3.2.2. Đối với giáo viên
Việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh không chỉ bằng những lời lẽ buồn tẻ, những lời răn dạy khô khan, lạnh nhạt mà phải bằng những câu chuyện thân mật, tình cảm, chân thành và có những biện pháp thực hiện thiết thực thông qua giáo dục các hành vi đạo đức trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội nhằm sớm hình thành nhân cách cho các em học sinh. 
3.2.3. Đối với gia đình học sinh
	Gia đình là tế bào của xã hội là nơi nuôi dưỡng và củng cố nhân cách của các em học sinh. Để thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện giáo dục đạo đức cho các em thì cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với gia đình. Chính vì vậy giáo viên thường dành thời gian để đi thăm gia đình một số em học sinh chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được giáo dục và giúp đỡ để nắm bắt tâm lý kịp thời, hoàn cảnh của từng em học sinh để kết hợp với phụ huynh học sinh tìm cách uốn nắn, giáo dục giúp đỡ các em thường xuyên để các em ngày càng tiến bộ. Liên độị phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần thông báo cho cha mẹ các em về những loại sách vở và đồ dùng cần thiết cho con khi đến lớp học tập; Yêu cầu phụ huynh học sinh nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ để các em học sinh đến trường học khỏi lung túng vì nếu thiếu đồ dùng học tập sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh như tự ti, mặc cảm hoặc có thể tạo tình huống cho các em học sinh lấy cắp đồ dùng học tập của bạn bè trong lớp.
	Đề nghị quý cha mẹ các em cần phải quan tâm đặc biệt đến việc học ở nhà 
của con em mình, hằng ngày bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với các con về việc học ở trường, về mối quan hệ giữ con với bạn bè trongvới thầy cô giáo để kịp thời giúp các con vượt qua những khó khăn trong học tập, sinh hoạt tập thể. Khi các con có sai phạm ở trường hoặc ở nhà, cha mẹ không nên mắng nạt con trẻ mà cần bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm cách khuyên nhủ, răn đe để các con biết sửa những lỗi lầm mắc phải, trong việc giáo dục các con. Phối hợp với hội cha mẹ phụ huynh học sinh của lớp để tìm biện pháp giáo dục, giúp đỡ những học sinh chưa ngoan.
	3.2.4. Đối với học sinh
	Phải tự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của bản thân, phải biết sống hòa đồng, hòa nhã với bạn bè luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn những lúc cần. 
	Sống hàng ngày phải trung thực biết chịu trách nhiệm về việc làm của mình, biết vâng lời thầy cô giáo, cha mẹ. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu!
 Đắk Môl, ngày 06 tháng 11 năm 2023
 NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
 Trần Đình Cương Nguyễn Thị Cam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Nguyễn Ngọc Bích(1998), Tâm lí học nhân cách, NXB Giáo dục.
	2. Trần Thị Cẩm (2006) Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình, nhà xuất bản Giáo dục.
	3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, nhà xuất bản Giáo dục.
	4. Lê Văn Hồng (chủ biên)(1995), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Hà Nội.
	5. Trần Ngọc Hưởng, Trần Công Tùng, Lê Túy Nga (2003), Từ Điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Thanh Niên.
	6. Hà Nhật Thăng- Nguyễn Phương Lan(2006), Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Kí tên đóng dấu)
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Kí tên đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_dao_d.docx
  • docxBÁO-CÁO-KẾT-QUẢ-SK-CƯƠNG-CAM.docx
  • docĐƠN-SKKN-CƯƠNG-CAM.doc