SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 2 (bộ sách Cánh diều)
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”.
Trong thời gian qua, các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học đó là hình thành năng lực cho học sinh. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn thông qua các hình thức dạy học trên lớp, dạy học trong thực tế và học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hình thức học cá nhân, đôi bạn, học theo nhóm. Đặc biệt đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa môn Đạo đức, qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội...;
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 2 (bộ sách Cánh diều)

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC .. --- ² --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 2 (Bộ sách Cánh diều) Lĩnh vực: Họ và tên tác giả: . Đơn vị: . Năm học: 20.- 20 MỤC LỤC Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7 Đặc điểm tình hình nhà trường 7 Thực trạng dạy- học Đạo đức ở Trường Tiểu học 8 Các biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 12 Trò chơi đóng vai 12 Trò chơi Em tập làm phóng viên 17 Tổ chức trò chơi ô chữ kỳ diệu 19 Tổ chức trò chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 20 Tăng cường công tác phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội 23 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 24 Kết luận, kiến nghị 26 Kết luận 26 Kiến nghị 28 Mở đầu Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”. Trong thời gian qua, các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học đó là hình thành năng lực cho học sinh. Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn thông qua các hình thức dạy học trên lớp, dạy học trong thực tế và học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hình thức học cá nhân, đôi bạn, học theo nhóm. Đặc biệt đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua giảng dạy chính khóa môn Đạo đức, qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác; qua các Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể, tổ chức xã hội. .. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa thật sự hiệu quả và có chiều sâu biểu hiện qua tình trạng vẫn còn một số học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật như bạo lực học đường, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói; cách ăn mặc,... dẫn đến thực trạng đạo đức ở học sinh có những biểu hiện ngày càng xuống cấp. Vì sao lại như vậy, ngoài tất cả những nguyên nhân khác thì một nguyên nhân rất quan trọng đó là các em còn thiếu kỹ năng sống, chưa được quan tâm giáo dục đạo đức ở tất cả các môi trường. Đặc biệt là môi trường gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống. Nơi mà các em được trải nghiệm, thực hành những bài học ở lớp, ở trường. 1 Đứng trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và triển khai tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các nhà trường trong phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm 2010 -2011 nhằm trang bị cho các em những năng lực cần thiết để nâng cao giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Đến năm học , Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa xây dựng Kế hoạch số 121/KH-SGDĐT ngày .. của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 9 trong giảng dạy ở các nhà trường phổ thông. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học được đưa vào thông qua hai hoạt động đó là hoạt động ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào các môn học. Đặc biệt là việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Bởi học sinh tiểu học là lứa tuổi có đời sống tâm lí rất phức tạp và đa dạng. Các em ở lứa tuổi này rất ham hiểu biết, tò mò khoa học, thích cái mới, nhảy cảm, hồn nhiên. Nhưng tri thức kĩ năng còn hạn chế. Do đó để phát triển nhân cách toàn diện cho các em, giáo viên tiểu học đóng vai trò rất quan trọng, chính chúng ta là người trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng, hành vi, cử chỉ điệu bộ, nét chữ, nết người,... Nội dung dạy học sinh tiểu học có rất nhiều môn học mỗi môn đều góp phần phát triển nhân cách cho trẻ, trong đó môn Đạo đức là một môn học cơ bản, cung cấp cho trẻ hệ thống mẫu hành vi, hệ thống chuẩn mực xã hội. Bác Hồ đã dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu của trường Tiểu học. Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn Đạo đức trong trường tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi người giáo viên. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh. Nhằm gây hứng thú cho các em và giúp các em thực hiện chuẩn mực hành vi đạo một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả theo cách “ học mà chơi chơi mà học”. Là một giáo viên tiểu học tôi rất tâm đắc 2 học – Học mà chơi”. Các em sẽ nhận thức được hành vi chuẩn mực đạo đức một cách có hiệu quả, nhất là thông qua các trò chơi. Đặc biệt là trò chơi đóng vai, các em vừa phát triển được tính sáng tạo của mình vừa tiếp thu và hình thành thói quen đạo đức một cách tự nhiên như là điều phải có. Nhất là học sinh lớp 2 rất thích được thử vai trong trò chơi. Các biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 Mỗi bài Đạo đức được thực hiện trong hai tiết dạy: tiết 1 kể chuyện, tình huống hay thông tin còn tiết 2 là tiết thực hành. Nhờ tiết 1 học sinh nhận ra được các mẫu hành vi, và chuẩn mực đạo đức cần cung cấp. Nhờ tiết thực hành mà các em nắm vững kiến, giải quyết một số tình huống của chuẩn mực đạo đức, và các em được luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hai tiết này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, tiết 1 chuẩn bị cho tiết thực hành, và tiết thực hành dựa vào tiết 1, để củng cố tiết kể chuyện. Chính vì để giúp các em hình thành được những thao tác, những hành động phù hợp với mẫu hành vi, chuẩn mực rút ra từ tiết kể chuyện đạo đức, làm cơ sở hình thành thói quen đạo đức hàng ngày bằng những hình thức sinh động, gây hứng thú cho các em trong tiết luyện tập (tiết 2) đóng vai trò quan trọng. Khi chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em nhận được ở tiết 1, thông qua tiết luyện tập và trở thành thói quen hành vi đạo đức hàng ngày của các em thì bài dạy có hiệu quả nhất. Vì vậy mà để củng cố và khắc sâu kiến thức ở tiết 1 thì việc tổ chức trò chơi trong các hoạt động thực hành ở tiết 2, các môn học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm trong thực tế cuộc sống gia đình, cộng đồng dân cư là biện pháp hữu hiệu nhất để các em thay đổi hành vi thói quen. Trò chơi đóng vai Ví dụ 1: Dạy bài 5 “Khi em bị bắt nạt” (trang 24 Đạo đức 2 sách Cánh diều) Các vai: Heo con, Khỉ con. Ở trường, Heo con luôn bị các bạn trêu chọc, chê bạn ấy mập. Không ai thân thiết với Heo con cả. Trong số các bạn thì Khỉ là người rất hay đón đường và bắt nạt Heo con. Một hôm Khỉ đã chặn đường Heo con ở cầu thang và nói với một giọng lớn rằng: “Mai phải mang cho ta một quả chuối”. Sau khi nghe xong 12 lời dọa của Khỉ, Heo con đã rất lo lắng và sợ hãi vì Heo không biết tìm chuối ở đâu cả (Tìm chuối ở đâu bây giờ?). Nỗi lo sợ ấy cứ theo Heo con vào tận trong lớp học khiến cho cậu ấy không thể tập trung học bài. Nỗi sợ hãi trong Heo con cứ lớn dần, Heo con không thể tập trung vào việc gì cả. Vì vậy, Heo con đã tìm đến cô giáo và kể lại toàn bộ câu chuyện: “Cô ơi, em sợ lắm! Các bạn hay bắt nạt và đón đường con. Hôm trước, bạn Khỉ còn bắt em phải mang chuối cho bạn ấy nữa ạ!”. Nghe xong câu chuyện của Heo con, cô giáo đã đến gặp những bạn bắt nạt Heo con và nghiêm khắc nhắc nhở: “Chúng ta đều là bạn cùng lớp, các em không được trêu chọc và bắt nạt bạn”. Sau khi được cô giáo nghiêm khắc nhắc nhở về hành vi sai lầm đó, các bạn đã nhận ra lỗi lầm và đến gặp Heo con để xin lỗi: “Chúng tớ xin lỗi Heo con! Lần sau chúng tớ sẽ không bắt nạt cậu nữa. Cậu tha lỗi cho chúng tớ nhé!”. Nghe được lời xin lỗi chân thành từ các bạn, Heo con đã đồng ý tha thứ cho các bạn. Từ đó, các bạn không còn bắt nạt Heo con nữa. Họ trở thành những người bạn tốt và chơi đùa rất vui vẻ cùng nhau. + Câu hỏi nhận xét. Qua trò chơi em thấy Chuyện gì đã xảy ra với Heo con. Khi đó, Heo con đã cảm thấy như thế nào? Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì ? Vì sao?. Ví dụ 2: Dạy bài 6 “Khi em bị lạc” (trang 28 Đạo đức 2 sách Cánh diều) 13 Các vai: Vũ và mẹ Hôm nay là ngày cuối tuần nên Vũ được cùng mẹ ra phố. Phố hôm ấy rất đông người và tấp nập. Có một đám đông đang tụ tập xem một nghệ sĩ biểu diễn vi-ô-lông đường phố rất hay. Vũ thấy vậy, rất tò mò và hiếu kì nên đã chạy vội về phía đám đông đó để xem cùng với mọi người mà quên mất mình đang đi cùng với mẹ. Vì quá mải mê xem biểu diễn nên một lúc sau quay lại, Vũ đã không thấy mẹ đâu. Lúc này, Vũ đã rất hoảng loạn, sợ hãi, mếu máo nhìn quanh nhưng vẫn không thấy bóng dáng của mẹ mình đâu cả. Câu hỏi nhận xét. Khi Vũ bị lạc, Vũ có thể làm gì để tìm kiếm sự giúp đỡ Ngoài ra em có cách nào để tìm lại người thân nếu bị lạc mất? Hãy nói rõ cách của mình?. Ví dụ 3: Dạy bài 1 “Quý trọng thời gian”(trang 4 Đạo đức 2 sách Cánh diều) 14 Cần chuẩn bị dụng cụ chơi như: Cốc nước, dầu phật linh, quạt..vv. Câu hỏi nhận xét. Em thấy các bạn đã chăm sóc cô giáo ốm như thế nào? Việc làm đó của các bạn chứng tỏ điều gì? Nếu là em, em sẽ làm gì? Trò chơi Em tập làm phóng viên Ví dụ 1: Khi dạy bài 7 “Tiếp xúc với người lạ” (trang 35 Đạo đức 2 sách Cánh diều) Tên trò chơi: Phỏng vấn Cách chơi: Một em là phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề: Những tình huống nào em cần sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ. Ai là người em có thể nhờ sự giúp đỡ. Em sẽ nói gì với người em định nhờ giúp đỡ 17 Ví dụ 2: Bài 9 “Bảo quản đồ dùng gia đình” (trang 48 Đạo đức 2 sách Cánh diều) Tên trò chơi: Phóng sự điều tra Cách chơi: Một học sinh làm quản trò. Quản trò nêu các sự việc cần điều tra dưới đây: Tên các đồ dụng gia đình của em Điều tra về: Tình trạng hiện tại Điều tra biện pháp giữ gìn Quản trò yêu cầu các bạn: “Viết tên các bạn thực hiện tốt giữ gìn các đồ dùng gia đình của em ”. Đến nay ý thức giữ gìn các đồ dùng gia đình của lớp tôi tiến bộ hơn rất nhiều so với đầu năm học. 18 Tổ chức trò chơi ô chữ kỳ diệu Bài 2 “ Kính trọng thầy cô giáo” (trang 10 Đạo đức 2 sách Cánh diều) Tên trò chơi: Ô chữ kỳ diệu Cách chơi: - Giáo viên đưa ra ô chữ và số chữ cái của ô chữ kèm theo câu hỏi gợi ý. Học sinh suy nghĩ trong 1 phút đưa ra đáp án. Học sinh viết đáp án vào bảng con. Giáo viên chốt đáp án và tuyên dương những học sinh giải được ô chữ đúng. Ô chữ: Ô chữ gồm 8 chữ cái: Đây là người truyền thụ kiến thức cho học sinh, họ làm nghề gì? Học sinh suy nghĩ trong 1 phút và đưa ra đáp án. Giáo viên chốt đáp án. G I Á O V I Ê N Đến nay các em đã biết công việc của thầy giáo, cô giáo rất ý nghĩa và quan trọng, đem con chữ và tri thức đến với học sinh. Em phải biết ơn và kính trọng thầy giáo, cô giáo. 19 Biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn đạo đức nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 2 Bộ sách Cánh diều Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Môn TNXH tích hợp kiến thức từ nhiều ngành khoa học, giúp học sinh nhận biết về tự nhiên và xã hội, phát triển toàn diện từ lớp 1 𝘢ến lớp 3. Giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo hứng thú và khuyến khích học sinh chủ 𝘢ộng học tập. Giáo dục 𝘢ạo 𝘢ức và kỹ năng sống chưa 𝘢ạt hiệu quả sâu sắc, nhiều học sinh vi phạm chuẩn mực do thiếu kỹ năng sống và sự quan tâm từ gia 𝘢ình. Nên sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi 𝘢ể nâng cao hứng thú và chất lượng giáo dục. 1. Cơ sở lý luận NỘI DUNG Bậc tiểu học là giai 𝘢oạn hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em phát triển nhận thức và hành vi ứng xử 𝘢úng mực trong xã hội. Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch bài giảng kỹ lưỡng, sử dụng 𝘢ồ dùng dạy học hợp lý và tổ chức các trò chơi 𝘢ể tạo hứng thú học tập. Trò chơi vừa mang tính giải trí vừa giúp phát triển trí tuệ, thể chất và phẩm chất 𝘢ạo 𝘢ức cho học sinh. Để chuẩn mực hành vi 𝘢ạo 𝘢ức trở thành thói quen hàng ngày, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn và cho học sinh thực hành thường xuyên. Thực trạng nghiên cứu Nhà trường áp dụng nhiều phương thức như trò chơi, sắm vai. Học sinh thiếu tự tin và ít tiếp xúc với sách báo. Phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn 𝘢ược ưa chuộng. Học sinh thiếu lễ phép và xuống cấp về 𝘢ạo 𝘢ức. Giải pháp thực hiện Trò chơi đóng vai Ví dụ: Bài 6 “Khi em bị lạc” Học sinh 𝘢óng vai tình huống trong SGK. Các vai: Vũ và mẹ Giáo viên 𝘢ưa ra một số câu hỏi nhận xét: ? Khi Vũ bị lạc, Vũ có thể làm gì 𝘢ể tìm kiếm sự giúp 𝘢ỡ ? Ngoài ra em có cách nào 𝘢ể tìm lại người thân nếu bị lạc mất? Hãy nói rõ cách của mình? Trò chơi Em tập làm phóng viên Ví dụ 1: Bài 7 “Tiếp xúc với người lạ” - Tên trò chơi: Phỏng vấn Cách chơi: Một em là phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn 𝘢ề: Những tình huống nào em cần sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ. Ai là người em có thể nhờ sự giúp 𝘢ỡ. Em sẽ nói gì với người em 𝘢ịnh nhờ giúp 𝘢ỡ Trò chơi Em tập làm phóng viên Ví dụ 2: Bài 9 “Bảo quản 𝘢ồ dùng gia 𝘢ình” - Tên trò chơi: Phóng sự 𝘢iều tra Một học sinh làm quản trò. Quản trò nêu các sự việc cần 𝘢iều tra dưới 𝘢ây: Tên các 𝘢ồ dụng gia 𝘢ình của em Điều tra về: Tình trạng hiện tại Điều tra biện pháp giữ gìn Quản trò yêu cầu các bạn: “Viết tên các bạn thực hiện tốt giữ gìn các 𝘢ồ dùng gia 𝘢ình của mình”.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_mon_dao_duc_nh.docx
Biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức nhằm nâng cao hứng thú.pdf