Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 2

Ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, mỗi môn học đều góp phần hình thành một con người mới, đặc biệt là môn Đạo đức góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách học sinh, Bác Hồ đã từng nói:

"Hiền giữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ chính của trường tiểu học, góp phần giáo dục học sinh toàn diện theo mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ...Vì thế, người giáo viên tiểu học phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Môn Đạo đức còn giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội. Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Ngoài ra, môn Đạo đức còn từng bước hình thành cho các em thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

docx 20 trang Diệu Anh 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 2
i. 
 Để minh hoạ cho quy trình trên sau đây tôi xin nêu một số ví dụ về tổ chức trò chơi trong giờ dạy Đạo đức lớp 2. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai.
VÝ dơ : Trß ch¬i trong bµi : “ B¶o vƯ loµi vt c Ých” tin hµnh ho¹t ®ng 1 cđa tit 2.
 Mơc ®Ých: Giĩp hc sinh c thªm hiĨu bit vỊ c¸c loµi vt vµ thªm yªu quý, gÇn gịi víi loµi vt.
 T¹o kh«ng khÝ vui vỴ, s«i nỉi trong gi hc.
 Bước 1: Chun bÞ: Nh¾c hc sinh sưu tÇm trước c¸c bµi h¸t ni vỊ con vt như: Con chim vµnh khuyªn; Con cß bÐ bÐ; Rưa mỈt như mÌo; Chĩ ch con; ...
 Tôi chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 8 em.
 Bước2 : Nêu tên trò chơi.
 Trß ch¬i mang tªn: “H¸t vỊ c¸c con vt”
 Bước 3 :Phổ biến luật chơi :Tôi chia lớp thành 3 nhóm, ba bàn quay mặt vào nhau. Các nhóm cử đại diện lên bóc thăm để xác định thứ tự nhóm hát trước, nhóm hát sau. Sau khi nhóm thứ nhất hát một đoạn của bài hát nói về một con vật nào đó thì nhóm thứ hai phải tiếp tục hát ngay một đoạn của bài hát khác nói về một con vật khác. Rồi tiếp theo đến nhóm thứ 3 hát. Sau đó lại quay lại nhóm thư nhất hát, không được hát lại bài hát mà đã có nhóm hát rồi.Nhóm nào không tìm ra bài hát khác để hát hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại. Nhóm nào còn lại đến sau cùng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.. 
 Bước 4: Tiến hành trò chơi.
 Khi tôi hô: “ Trò chơi – Bắt đầu” Các nhóm bắt đầu thực hiện. 
 Bước5: Tổng kết trò chơi: Nhóm nào hát được nhiều bài hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
	Tôi rút ra kết luận: Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có ích cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều kì diệu.
* Ví dụ bài “Chăm làm việc nhà tiết 2 hoạt động 4”
 Bước 1: Học sinh kể tên những việc em làm phụ giúp cha, mẹ. 
 Bước 2:Nêu tên trò chơi. Trò chơi mang tên: “Đoán tên việc nhà”
 Bước 3: Phổ biến luật chơi: Tôi chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 7 bạn tham gia trò chơi, các bạn còn lại là cổ động viên. Hai đội sẽ cử đại diện 1 bạn ra bóc thăm xem đội nào giành quyền đưa ra câu hỏi trước.
+ Đội giành quyền đưa ra câu hỏi: Ví dụ Khi làm việc này bạn cần dùng đến chổi.
+ Đội đưa ra câu trả lời là: Quét nhà. Nếu đội bạn trả lời được thì được 10 điểm và giành được quyền hỏi, nếu không trả lời được thì đội kia nêu đáp án và được 10 điểm đồng thời được quyền hỏi tiếp tương tự như thế trong thời gian 10 phút
Bước 4. Tiến hành trò chơi
- Khi có khẩu lệnh trò chơi bắt đầu thì các nhóm bắt đầu thực hiện.
Bước 5: Tổng kết trò chơi: Đội nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
	Qua các trò chơi như thế sẽ giúp cho các em thật hứng thú khi học môn Đạo đức. Các em được lôi cuốn vào qua trình học tập một cách tự nhiên, hào hứng, đồng thời giải trừ được các mệt mỏi, căng thẳng trong qua trình học tập. Thông qua trò chơi khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh giữa học sinh với học sinh thêm gần gũi, gắn bó.
3. Sử dụng phương pháp trò chơi trong hoạt động dạy học Đạo đức lớp 2.
	Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Đạo đức này thì tôi tìm nhiều phương pháp để thu hút các em vào quá trình học tập như: trò chơi sắm vai, đố em, hái hoa dâng chủ... 
Từ các nhận định trên tôi đã sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết dạy đã đạt hiệu quả cao, các em rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học. Cụ thể ví dụ ở bài “ Gọn gàng ngăn nắp” tiết 2 hoạt động 2 cho các em chơi trò chơi: “ lấy đồ dùng nhanh”.
Tôi cho các em chuẩn bị 12 cái cặp cho 12 em chơi trong đó có để các tập sách và dụng cụ học tập của các em.
Cách chơi như sau: 12 em sẽ giữ cho mình 12 cái cặp, khi tôi hô khẩu lệnh, “ Cô cần 1 chiếc bút chì” 12 học sinh tham gia sẽ nhanh chóng lấy bút chì của mình đưa cho tôi. 2 em đưa cuối cùng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tương tự như thế cho đến khi còn lại 2 em.
Tôi sẽ cho các em ở lớp nhận xét xem sách vở, đồ dùng của 2 bạn này, bạn nào để ngăn nắp, sạch sẽ và bảo quản tốt hơn thì bạn đó thắng cuộc. Em thắng cuộc trong trò chơi sẽ nói rõ cho các bạn biết vì sao em lấy được đồ dùng nhanh, giữ được đồ dùng bền đẹp. Sau đó tôi cho các em trong lớp xem cách để, bảo quản tập sách, dụng cụ học tập của em đó và tuyên dương, giáo dục các em phải biết cách để gọn gàng ngăn nắp.
Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết học như một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cụ thể là nội dung trò chơi minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua đó trò chơi học sinh cũng được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức được thể hiện một cách đúng đắn tự nhiên. 
Chính nhờ sự thể hiện này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học. Qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn phù hợp trong mọi tình huống hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác bằng trò chơi. Việc luyện tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, phải đảm bảo an toàn trong giờ khi chơi. 
4.Lồng ghép việc tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức vào trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2, các em thích tham gia sinh hoạt tập thể. Vì vậy, ngoài giờ học ra, trong các tháng tôi cho các em chơi trò chơi Đạo đức thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt sao Nhi đồng. Qua đó các em vừa được tham gia chơi tích cực, kích thích hứng thú học tập cho các em. 
Ví dụ: Ở tháng 1 Chủ điểm trường là: Môi trường xanh, sạch đẹp. 
Tôi sẽ lồng ghép theo chủ điểm và áp dụng để cho các em chơi trò chơi: Hái hoa dâng chủ trong bài Đạo đức “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”.
 Cách chơi: Tôi sẽ chuẩn bị một cành cây, trên đó có gài các hoa bằng giấy, trong các hoa sẽ có những câu hỏi. Ví dụ như: Em thấy bạn mình ăn quà xong thì vức rác trên sân trường. Khi đó em sẽ làm gì?
Lớp tôi chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 8 em. Lần lượt các em đại diện trong nhóm lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì được giữ lại bông hoa. Nếu trả lời sai thì tổ khác được quyền trả lời và được giữ lại bông hoa đó nếu trả lời đúng. Kết thúc trò chơi, tổ nào có nhiều hoa nhất thì tổ đó thắng cuộc.
Qua các buổi sinh hoạt như thế giúp cho những học sinh trước nay vốn rụt rè, nhút nhát, không biết ứng xử giao tiếp với bạn bè, nay đã có những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt.
5.Phối hợp phụ huynh học sinh
Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả môn Đạo đức, tôi kết hợp chặt chẽ vớiphụ huynh học sinh trong việc giáo dục Đạo đức cho học sinh. Cùng với nhà trường, gia đình cũng góp phần quan trong trong hoạt động giáo dục Đạo đức học sinh. Vì thế tôi đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội bằng các hình thức tổ chức như: Họp phụ huynh học sinh để kết hợp với phụ huynh giáo dục đạo đức cho các em.
Tôi thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng học sinh bằng cách thông qua việc đến thăm nhà các em hay liên lạc qua điện thoại khi những việc cần thiết, để tìm hiểu cách sinh hoạt của gia đình về công tác giáo dục đạo đức hàng ngày của các em như thế nào. Từ đó có tôi sẽ lên kế hoạch giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức các em.
Ví dụ như: Ở lớp tôi có em Lộc, em thường xuyên nghỉ học, khi chơi với các bạn thì em không gọi bạn xưng tên. Tôi đến nhà em tìm hiểu thì biết được gia đình thường đi làm không ở nhà, ích chú ý tới việc học của các em hàng ngày. Từ đó tôi cùng gia đình thường xuyên liên lạc để vận động em đến lớp đầy đủ hơn và gia đình nhắc nhở em khi xưng hô với người lớn không dùng những từ “ơi! Hay cái gì?” khi người lớn gọi.
 Kết hợp phụ huynh học sinh, thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường để kiểm tra đánh giá các hành vi đạo đức của các em.
Ví dụ: Ở lớp tôi cũng có em Nhẫn, em thường xuyên đi học không chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, có lúc thì mang không đúng theo thời khóa biểu, viết bài không đúng tập quy định. Tôi tiến hành tìm hiểu và đến nhà em thì biết được cha mẹ em đi làm thành phố, em ở nhà cùng bà nội nên bà không kiểm soát được việc học của cháu. Tôi trao đổi cùng bà và xin giữ những quyển tập của em ở lại trường, những quyển nào cần dùng ở nhà thì cho em mang về. Tôi cũng tham mưu cùng nhà trường hỗ trợ cho em về dụng cụ học tập của em khi có những nguồi tài trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó việc học của em cũng được chuyển biến rõ rệt. 
 Cũng bằng hình thức này, tôi trao đổi cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh có những biểu hiện chưa tốt về hành vi đạo đức. Kịp thời uốn nắn để hướng các em có những mối quan hệ và cách ứng xử đúng trong giao tiếp xã hội, cuộc sống.
Ví dụ như :Em Siêu lớp tôi, tôi thường nhắc nhở em là đi học gặp người lớn phải chào hỏi, học về phải chào ông bà ,cha mẹ, thương yêu em nhỏ nhưng em vẫn chưa thực hiện được thông qua các bạn học cùng lớp nói lại. Từ đó tôi liên hệ cùng gia đình về giáo dục đạo đức em biết lễ phép với người lớn. Qua thời gian em đã có những thay đổi và được các bạn công nhận. 
Với cách làm này đã giúp chấn chỉnh kịp thời những hành vi đạo đức mà học sinh biểu hiện chưa đúng, góp phần rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
KẾT QUẢ
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân,vận dụng một số kinh nghiệm vừa nêu vào việc giảng dạy những năm qua. Tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập vào môn Đạo đức của bản thân đã đạt được một số kết quả nhất định cụ thể :
 	 Học sinh đã ghi nhớ được dễ dàng, lâu bền các kiến thức cần ghi nhớ vì ở từng nội dung trò chơi đã minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, những mẫu hành vi này đã tạo được những biểu tựng rõ rệt ở từng học sinh.
 - 	Học sinh đã biết cách thể hiện hành vi đúng ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các trò chơi học sinh đã được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức.
 - 	Học sinh đã có khả năng tự quyết định cho mình cách ứng xử đúng phù hợp trong một số tình huống.
 - 	Qua trò chơi các em có cơ hội để thử nghiệm những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự thể hiện này đã hình thành được ở học sinh niềm tin về chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
 - Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên giữa các em với nhau được tăng cường hơn. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
 - Các emđã có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể khác.
 -Chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn Đạo đức đạt kết quả nhất định như sau:
Năm học
Sĩ số
Học sinh tích cực
Học sinh còn thụ động
SL
TL
SL
TL
2010-2011
Đầu năm
(tuần 5)
Cuối học kì I
24
10
41.7

14
58.3

17
70.8
7
29.2
Giữa học kì II
22
91.7

2
8.3

 Vào đầu năm học 2010 – 2011 trước khi chưa áp dụng đề tài này chỉ có một số học sinh tích cực khi học môn đạo đức . Còn nhiều em chưa tích cực , còn thụ động . Qua một thời gian thực hiện các giải pháp trên lớp tôi cuối học kì I chỉ còn 7 em còn thụ động, chiếm 29.2% các em chưa tích cực tham gia các trò chơi. Còn 17 em đã mạnh dạn tham gia chơi trò chơi và xử lí các tình huống đạo đức một cách tự nhiên, chiếm70.8%. Sang đến giữa học kì II thì còn 2 em thụ động, chiếm 8.3%. Có 22 em mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi, chiếm 91.7%. Học sinh có những kĩ năng hành vi đơn giản . Thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
KẾT LUẬN
Qua giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy giờ lên lớp môn Đạo đức ở bậc Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc làm cho học sinh hiểu biết các chuẩn mực đạo đức qua các mẫu hành vi đạo đức để từ đó các em ứng xử đúng đắn với gia đình, cộng đồng. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là các gốc cho sự phát triển nhân cách.
Nhằm thu hút học sinh học tập sôi nổi tôi lồng ghép trong quá trình giảng dạy bằng các trò chơi sắm vai, đố em, hái hoa dâng chủ, tìm dụng cụ học tập... . Qua các trò chơi sinh động sẽ tăng sự gần gũi giữa thầy với trò và giữa trò với trò. Đối với những em học sinh yếu hoặc rụt rè. Qua các trò chơi học tập đó các em hòa đồng hơn và mạnh dạn hơn khi tham gia trò chơi sắm vai. Từ đó các em tiếp thu bài nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. 
Để đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh qua trò chơi thì tôi cần lựa chọn và thiết kế trò chơi; tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức cho học sinh, và tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong hoạt động dạy học Đạo đức. Từ đó giúp các em học sinh yếu không còn thụ động . Từ đó giúp các em tự tin hơn khi tham gia trò chơi. Đồng thời phát huy khả năng sáng tạo và tính tích cực của học sinh khá-giỏi.
Ngoài ra dạy Đạo đức cho học sinh tôi còn lồng ghép vào các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hớp sinh hoạt Sao Nhi đồng, sinh hoạt dười cờ đầu tuần, các cuộc thi đố em...Qua đó giúp các em mạnh dạn, tự tin, biết ứng xử giao tiếp với bạn bè và có những hành vi ứng xử tốt hơn và tiến bộ rõ rệt .
Việc phối hợp với phụ huynh học sinh, những người có trách nhiệm trong cộng đồng cùng tham gia giáo dục hành vi ứng xử của học sinh là việc làm rất cần thiết .Vì vậy tôi luôn liên hệ với phụ huynh học sinh, với bà con trên địa bàn , các em học sinh để cùng tham gia điều chỉnh hành vi ứng xử của các em cho đạt hiệu quả. Với cách làm này giúp cho việc giáo dục đạo đức của các em mọi lúc mọi nơi . 
Do đó việc nâng cao hiệu quả giờ dạy đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học, nhất là ở lớp 2 là vô cùng quan trọng. Bắt buộc người giáo viên phải tìm nhiều giải pháp để gây hứng thú cho các em trong giờ dạy Đạo đức để hiệu quả giờ học đạt hiệu quả cao.Muốn vậy người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy và phải biết kết hợp nhiều hoạt động khác nhau lồng vào tiết học. Từ đó giờ học đạo đức đạt hiệu quả cao và hứng thú hơn.
Với đề tài này tôi không nghiên cứu tất cả các phương pháp dạy học môn Đạo đức mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu tổ chức trò chơi học tập cho các em trong phân môn đạo đức ở lớp 2 của trường tiểu học Tân Hòa A . Để từ đó giúp các em sẽ không phải gặp khó khăn khi học đến môn này.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và nhân rộng. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
..............., ngày 20 tháng 04 năm 2021
 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Vũ Thị Xuân

Xác nhận của Phòng GD&ĐT
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xác nhận của thủ trưởng	............., ngày 15 tháng 4 năm 2021
 Cơ quan, đơn vị Người viết sáng kiến
 Trần Thị Hồng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc.docx