Chuyên đề Nâng cao chất lượng Đạo đức học sinh
Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một trong bốn nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện: đức – trí – thể – mỹ; một nội dung không thể thiếu để hình thành nhân cách học sinh.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh còn thờ ơ, xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhằm thực hiện tốt công tác quan trọng này, Chi bộ 4 thực hiện báo cáo chuyên đề quý 3/2023: Nâng cao chất lượng đạo đức học sinh.
Chuyên đề: Nâng cao chất lượng đạo đức học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng Đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nâng cao chất lượng Đạo đức học sinh

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một trong bốn nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện: đức – trí – thể – mỹ; một nội dung không thể thiếu để hình thành nhân cách học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh còn thờ ơ, xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhằm thực hiện tốt công tác quan trọng này, Chi bộ 4 thực hiện báo cáo chuyên đề quý 3/2023: Nâng cao chất lượng đạo đức học sinh. UBND HUYỆN VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ TRAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là một trong bốn nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện: đức – trí – thể – mỹ; một nội dung không thể thiếu để hình thành nhân cách học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh còn thờ ơ, xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhằm thực hiện tốt công tác quan trọng này, Chi bộ 4 thực hiện báo cáo chuyên đề quý 3/2023: Nâng cao chất lượng đạo đức học sinh. Chuyên đề: Nâng cao chất lượng đạo đức học sinh. Khái quát tình hình chung Đất nước đang có những bước phát triển vượt bậc về Kinh tế - Xã hội, Văn hóa - Giáo dục. Song cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên rất nhiều. Học sinh THCS là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, sinh lý. Ở lứa tuổi này các em muốn tìm tòi, phát hiện khám phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống và sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính cách của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế thấp. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản và luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết. - Một số biểu hiện tiêu cực của học sinh + Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, ỷ lại dựa dẫm vào bạn bè. + Một số học sinh có lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ, đua đòi chạy theo các giá trị vật chất dẫn đến sao lãng học tập, tham gia tệ nạn xã hội. + Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ học sinh biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống đáng lo ngại như: thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, thường xuyên nói tục, chửi thề; thích thể hiện bản thân một cách thái quá. + Và một vấn đề nhức nhối nữa trong học sinh hiện nay là tình trạng “nghiện”, chơi “games”, “chat”, tham gia mạng xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, ta cần quan tâm đến các vấn đề sau đây: Thứ nhất: phát huy vai trò của lãnh đạo. Xây dựng được phong trào tự học, tự rèn luyện không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi học tập chính trị. Thường xuyên động viên, nhắc nhở đội ngũ giáo viên để họ hiểu rõ trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh trong trường là một nhiệm vụ của mọi người. Từ đó trong các giờ lên lớp giáo viên sẽ quan tâm hơn trong việc uốn nắn lời nói, tác phong, hành vi cử chỉ của học sinh trong việc thực hiện những nội quy, quy chế của nhà trường. Thứ hai: nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc rèn luyện đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi, gắn bó, dễ tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, là người mà các em cảm thấy thân thiết như cha mẹ, như người thân ruột thịt của mình mà các em muốn được thổ lộ, giãi bày, muốn được cùng chia sẻ mọi điều. Đồng thời biết kết hợp với giáo viên bộ môn, Ban cán sự lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh để theo dõi, giúp đỡ kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giáo dục học sinh. Thông qua các giờ học trên lớp giáo viên bộ môn có thể đan xen, lồng ghép, tích hợp các kiến thức vào giáo dục đạo đức cho học sinh Thứ ba: phát huy vai trò xung kích của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Liên đội nhà trường: Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc. Trong mỗi năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học của Nhà trường và của Chi đoàn, Liên đội trường học để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội xung kích học sinh để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua; đồng thời tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động để có sự động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân kịp thời; bên cạnh đó phê bình, khiển trách, điều chỉnh, uốn nắn những tập thể, cá nhân vi phạm. Thứ tư: đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Vào đầu năm học mới cần giới thiệu cho học sinh truyền thống xây dựng, phát triển và trưởng thành, các hình ảnh các thế hệ đã trưởng thành từ mái trường nay đang góp sức xây dựng quê hương đất nước. Thứ năm: Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Để phát huy tối đa được vai trò tự quản của tập thể học sinh cần phải có sự lựa chọn đầu tư về đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Liên đội, cụ thể là: Phải lựa chọn được Ban cán sự lớp là những học sinh có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực, nhiệt tình và có uy tín với tập thể lớp. Căn cứ vào số lượng học sinh để phân chia thành các tổ, nhóm có tỷ lệ chất lượng, tổ chức tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến” Sau mỗi tuần hoạt động sau các đợt thi đua và sau một học kỳ, cuối năm thì giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp và chi đội phải có trách nhiệm đánh giá xếp loại kịp thời để khen thưởng những cá nhân tiêu biểu đồng thời điều chỉnh uốn nắn những sai phạm. Giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp và chi đội cần tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh và sức khoẻ, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về nhận thức. Để có kế hoạch giúp đỡ, chia sẽ, động viên khích lệ để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, tin yêu lạc quan trong cuộc sống. Thứ sáu: Kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình -xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức và hoạt động có hiệu quả, hàng tuần Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được các thông tin về rèn luyện của con em mình kịp thời thông báo tới gia đình để cùng nhau giáo dục. Thực hiện cam kết không vi phạm pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội giữa học sinh và công an được làm thường xuyên trong mỗi năm học. Xây dựng đề án an ninh trường học kết hợp với an ninh địa phương có học sinh học tại trường. Có các thông tin, thông báo những hiện tượng học sinh vi phạm và có biện pháp cùng giáo dục. Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh với Ban giám hiệu và phụ huynh để điều chỉnh và giáo dục. Nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh cần có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý học sinh cùng với nhà trường và gia đình. Trường hợp có học sinh vi phạm kỷ luật, Ban giám hiệu phải kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc, đồng thời phải có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh vi phạm sửa chữa tiến bộ. Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ là cơ sở góp phần nâng cao chất lượng đạo đức học sinh ở Trường THCS Nguyễn Chí Trai nói riêng, học sinh ở cấp trung học cơ sở nói chung./.
File đính kèm:
chuyen_de_nang_cao_chat_luong_dao_duc_hoc_sinh.docx
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH.pdf