Báo cáo Chuyên đề Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người và với tự nhiên. con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học. Nó là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư sử với cha mẹ thầy cô và bạn bè .

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh làyêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết trong bối cảnh như hiện nay. Không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song, cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 4 nói riêng, để thực hiện tốt điểm 2 Điều 24 luật giáo dục ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ đạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn''. Để nâng cao hiệu quả dạy tốt giờ đạo đức lớp 4 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.

Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4 qua các môn như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học ... còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó chính là giáo dục trực tiếp qua môn Đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng. Suy nghĩ từ những lí do trên tôi viết chuyên đề:

“ Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4”

docx 9 trang Diệu Anh 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Chuyên đề Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4

Báo cáo Chuyên đề Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4
n''. Để nâng cao hiệu quả dạy tốt giờ đạo đức lớp 4 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới. 
 	Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo
đức cho học sinh nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4 qua các môn như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học ... còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó chính là giáo dục trực tiếp qua môn Đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng. Suy nghĩ từ những lí do trên tôi viết chuyên đề:
“ Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4”
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề: 
 Qua quá trình dạy môn Đạo Đức ở lớp 4 tôi thấy đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ ở thực tế để liên hệ trong giảng dạy. Tuy nhiên còn một số tồn tại như sau:
 Đối với giáo viên: Một số giáo viên chưa linh hoạt khi phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học.
 Đối với học sinh: Nhiều học sinh có hành vi đạo đức chưa đúng đắn.
 Đối với nhà trường: Một số đồ dùng, thiết bị dạy học môn Đạo đức đã cũ và còn thiếu nhiều.
 Đối với phụ huynh: Chưa sát sao đến việc giáo dục các hành vi đạo đức của các con. 
2. Giải pháp thực hiện: 
 Từ những thực trạng trên, tôi thấy rằng cần có những biện pháp sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Đạo Đức ở lớp 4 sao cho phù hợp với tiết dạy để đạt hiệu quả tối ưu. Do đó, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4 như sau:
2.1. Giải pháp 1. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương tiện giảng dạy môn đạo đức lớp 4:
 Để dạy tốt môn Đạo đức lớp 4, giáo viên cần vận dụng linh hoạt nhóm các phương pháp dạy học như: 
Nhóm các phương pháp dạy học truyền thống
Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Phương pháp giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp thực hành-luyện tập
 2. Nhóm các phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học kiến tạo
- Phương pháp dạy học theo dự án
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
 Ngoài việc sử dụng nhóm các phương pháp trên, giáo viên cần kết hợp với các hình thức dạy học phù hợp để tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại như:
Học cá nhân
Học theo nhóm
Học trong lớp
Học ở ngoài lớp
 Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học như:
 - Các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. 
 - Đa phương tiện và công nghệ thông tin: sử dụng các phần mềm dạy học (Powpoint,), sử dụng mạng điện tử (E-Learning)
 Ví dụ: Bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang 37)
 Hình thức để xây dựng biểu tượng đạo đức thật đó là cung cấp thông tin. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị để tiến hành hoạt động cung cấp thông tin, phân tích thông tin có tác dụng rất lớn cho việc tổ chức thành công hoạt động này.
 GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hình thức học theo nhóm:
 Ở hoạt động nối tiếp của tiết trước, giáo viên dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh, thông tin qua báo đài ... về các vấn đề có liên quan đến thông tin trong SGK, đến chủ đề hoạt động nhân đạo. Đầu giờ mang ra xem, quan sát, trao đổi, thảo luận nhóm để các bạn cùng xem, cùng tìm hiểu những khó khăn do thiên tai, chiến tranh ... gây ra. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ. 
 GV sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, hình thức học theo nhóm kết hợp sử dụng công nghệ thông tin: 
 Do có khâu chuẩn bị tốt nên khi tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm, cá nhân trình bày những nôi dung cần thiết trong bài học thì lớp tôi rất sôi nổi, tiết học diễn ra rất tốt, rất tự nhiên.
 Ví dụ: Ở hoạt động 1: Trao đổi thông tin: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và giải quyết các câu hỏi sau: 
 1.Em có suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra? 2.Em có thể làm gì để giúp họ? 
 - GV chiếu một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học mà mình sưu tầm được trên các trang web giáo dục cho HS xem, rồi thảo luận 2 câu hỏi trên.
 Kết thúc hoạt động, các em nêu được những dẫn chứng cụ thể về hậu quả của thiên tai, chiến tranh... gây ra. Tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh mà đề quốc Mỹ gây ra làm cho hàng trăm nghìn người bị tật nguyền. Nêu lên được những biện pháp góp phần giải quyết những khó khăn mà những nạn nhân đang gánh chịu. Báo cáo được những hoạt động nhân đạo mà địa phương đã làm được. 
 Qua hoạt động này, năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của các em được phát huy một cách tối đa, giúp các em học tập tốt hơn, ý thức tốt hơn, ngày càng phát triển toàn diện bản thân. 
2.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh học tập, vui chơi ở nhà và tích cực tham gia vào những hoạt động phong trào nhằm rèn đạo đức cho các em
 - Tôi hướng dẫn các em mượn sách, báo của thư viện trường. Nếu em nào có điều kiện mua thì chuyền tay cho các bạn cùng nhau đọc, cùng nhau sưu tầm những gương tốt, mở rộng tầm hiểu biết.
 - Hướng dẫn học sinh tiếp nhận thông tin một cách " có chọn lọc" tổ chức
cho các em vui chơi lành mạnh sẽ có tác dụng rất hiệu quả đối với việc giáo dục
các em. Giúp các em học tập mẫu hành vi đạo đức, làm phong phú vốn văn học
cho các em.
 - Tùy theo bài đạo đức, tôi gợi ý hướng dẫn cho các em cùng sưu tầm
thông tin, hình ảnh từ báo, đài, hay gương người thật việc thật có ở những nơi
các em ở ... khâu chuẩn bị này tốt đã giúp cho tiết dạy môn đạo đức của tôi
càng sinh động, đạt hiệu quả. Vì hầu hết các bài đạo đức trong phần bài tập đều
có yêu cầu sưu tầm ...
 Ví dụ: Bài: "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo"
 Câu 6: Em hãy sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.
 - Hướng dẫn các em về những hoạt động phong trào như: Phong trào "Quyên góp để tặng cho các bạn nghèo, các bạn gặp thiên tai" hay "Quyên góp sách tặng cho các bạn trong trường có hoàn cảnh khó khăn" ... nếu các em tích cực tham gia tức là các em hiểu được tinh thần tương thân, tương ái.
 - Thông qua các buổi chào cờ, giáo dục cho các em những tấm gương tốt ở trường, ở lớp, đồng thời cũng phê bình những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của các em. Hoặc gần đây nhất là phong trào ''nuôi lợn siêu trọng'' giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm để làm những việc có ích. Ngoài ra ở các cuộc thi: Hội khoẻ Phù Đổng chào mừng ngày 22 tháng 12, thi văn nghệ chào mừng 20 tháng 11 giáo dục cho học sinh tinh thần; ''uống nước nhớ nguồn, tinh thần tôn sư trọng đạo''.
2.3. Biện pháp 3. Đề xuất nhà trường trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học môn Đạo đức
 Tôi đề xuất nhà trường thay thế các thiết bị, đồ dùng dạy học đã cũ, không còn sử dụng được nữa và bổ sung thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu để phục vụ công tác giảng dạy môn Đạo đưc cho tốt hơn.
2.4. Biện pháp 4. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
 Việc giảng dạy môn đạo đức nói riêng cũng như việc giáo dục đạo đức
cho học sinh nói chung gói gọn trong phạm vi nhà trường chưa đủ. Vì thời gian
học tập ở lớp còn ít mà thời gian các em hoạt động nhiều ở gia đình và bên
ngoài xã hội. Vì thế việc kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh là việc làm
hết sức quan trọng.
 - Ngay từ đầu năm, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên và phụ huynh
gặp gỡ nhau qua buổi họp phụ huynh.
 - Ngoài việc báo cáo về đặc điểm, tình hình lớp, tôi còn gợi ý với phụ
huynh nhiều biện pháp hỗ trợ cho các em học tốt: như trang trí góc học tập, lập
thời gian biểu cụ thể cho các em, góp ý với phụ huynh những hạn chế cho các
em tiền tiêu sài. Tránh trường hợp các em tự ý thuê băng đĩa, phim bạo lực hay
tìm đến tiệm game để chơi game...
 Tập cho các em có thói quen làm việc theo thời gian biểu, tránh trường
hợp các em ngồi hàng giờ để xem phim hay những trò chơi khác. Động viên
phụ huynh có điều kiện cho các em đọc báo nhi đồng, truyện thiếu nhi ...
 - Thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp
khi có những vấn đề cần trao đổi.
C) KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
 Khi xác định "Môn đạo đức định hướng cho các môn học khác và tạo tiền
đề cho các hoạt động đạo đức ..." tôi đã chọn cho mình phương pháp giảng dạy
như đã nêu trên và vận dụng sự hiểu biết của bản thân đồng thời phối hợp nhịp
nhàng trong các tiết lên lớp kết hợp giáo dục rèn luyện kỹ năng cho học sinh
dẫn đến kết quả mỗi năm học đạt được kết quả khả quan không phụ lòng tôi
mong đợi.
 Qua quá trình thực hiện các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh đa số học sinh rất hứng thú học, không thụ động, không
có thời gian trống, học sinh làm được liên tục và yêu cầu học sinh phải tư duy,
có tính nhanh nhẹn, nhạy bén, học sinh phát huy năng lực học tập, năng lực
nhận xét, đánh giá và sửa chữa bạn.
 Trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Một số biện pháp dạy học môn Đạo đức nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4”, tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp. Mặc dầu vậy những kinh nghiệm như trên mới chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu của bản thân nên tính khách quan chưa cao. Đồng thời phương pháp vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm nên chuyên đề của tôi cũng không thể không có những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có tính khả thi và hiệu quả hơn.
 Duyệt chuyên đề của BGH Thị trấn Yên Lạc, ngày 2 tháng 4 năm 2021
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Đoàn
Bài dạy minh họa:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này , hs có khả năng:
*KT: Thông cảm với bạn bè và những ngừoi gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trừơng và cộng đồng.
*KN: Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. 
*TĐ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
*KNS: Có KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
*HSKG: Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
II/ Đồ dùng dạy học.:
- SGK Đạo đức 4.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III/ Các hoat động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ (4-5 phút)
- Nhắc lại ghi nhớ của bài: “Giữ gìn các công trình công công” 
+Nêu các tấm gương, các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. 
-Gv nhận xét cho điểm hs

-Thực hiện
-Lắng nghe
B. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài (1-2 phút)
*Tìm hiểu bài (23-24 phút)
Hôm nay chúng ta sẽ học bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1) 
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
-Yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK 
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi sau:
1.Em có suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra?
2.Em có thể làm gì để giúp họ?
-Nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
-GVKL: Không chỉ những người dân bị chiến tranh mà còn có những người dân bị thiên tai, lũ lụt, những người có hoàn cảnh khó khăn, mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38) 
-GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
Bài tập 1: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao?
A. Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn học sinh các tỉnh bị thiên tai. 
B. Trong buổi quyên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp lấy thành tích.
C. Đọc báo thấy những gia đình sinh con bị tật nguyền do chất độc màu da cam, Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó.
- Nhận xét câu trả lời của Hs
- GV kết luận:
-Việc làm trong các tình huống a, c là đúng. 
-Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
-Hỏi: Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
-Tổng hợp ý kiến của Hs.
-GVKL: Mọi nguời cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa.
- Gv lần lượt đưa ra ý kiến và yêu cầu HS giải thích vì sao?
-GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3. 
Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng? 
a. Tham gia vào các hoạt động nhân đạo là việc làm cao cả. 
b. Chỉ cần tham gia vào những hoạt động nhân đạo do nhà trường tổ chức. 
c. Điều quan trọng nhất khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo là để mọi người khỏi chê mình ích kỉ. 
d. Cần giúp đỡ nhân đạo không những chỉ với những người ở địa phương mình mà còn cả với những người ở địa phương khác, nước khác. 
-GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. 
-GV kết luận:
Ý kiến a: đúng 
Ý kiến b: sai 
Ý kiến c: sai 
Ý kiến d: đúng
- Hs đọc
- Hs thực hiện
+Không có lương thực để ăn, hàng trăm người chết, bị thương, không nhà cửa, không người thân, bị đói,rét,mất hết của cải.Sống rất cực khổ
+Hs trả lời.
-Lắng nghe
-Hs tiến hành thảo luận
- Các nhóm HS thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
A) Đúng. Vì Sơn đã biết nghĩ và có sự cảm thông, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn hơn mình.
B) Sai. Vì quyên góp ủng hộ là sự tự nguyện, chứ không phải để nâng cao hay tính toán thành tích. 
C) Đúng. Vì Cường biết chia sẻ và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hơn mình phù hợp với khả năng của bản than.
- Hs nhận xét và bổ sung
- Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động vì người có hoàn cảnh khó khăn. 
- San xẻ một phần vật chất để giúp đỡ các bạn gặp thiên tai, lũ lụt.
- Dành tiền, sách vởtheo khả năng để trợ giúp cho các bạn Hs nghèo.
-Lắng nghe
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước.
Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
-HS giải thích lí do.
C. Củng cố - Dặn dò
(4-5 phút)

*Củng cố:
- GV mời vài HS đọc ghi nhớ.
*Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà thực hiện những hành vi đạo đức đã học và chuẩn bị bài sau.
- HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.

- HS cả lớp thực hiện.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_chuyen_de_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_dao_duc_nham.docx